Ngày
14-11-2010, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà
nước đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Giáo
sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) năm 2010.
Đợt xét năm 2010 có 941 hồ sơ đăng ký xét công nhận
đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có 171 hồ sơ đăng ký xét chức danh GS và 770 hồ sơ đăng ký xét chức danh PGS.
Kết quả, Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đã công nhận 71 ứng viên đạt tiêu chuẩn
chức danh GS và 507 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Kể từ đợt công nhận đầu
tiên năm 1980 đến nay, số GS, PGS được công nhận ở nước ta đang tăng từng năm. Hiện
cả nước đã có gần 9.000 GS và PGS, trong đó số GS là 1.407 người.
Năm 2010, Viện Khoa học xã hội Việt Nam có 3 tân Giáo
sư và 24 Phó Giáo sư. Một trong ba tân Giáo sư của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
là ông Đỗ Tiến Sâm-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Tổng Biên tập Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc.
Giáo sư Sử học Đỗ Tiến Sâm sinh ngày
2-5-1953, tại Hà Nam, tốt nghiệp khoa Trung văn Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội
(1976), khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1984), bảo vệ luận án Phó Tiến
sĩ tại Viện Sử học năm (1994), được công nhận học hàm Phó Giáo sư năm 2006, được
Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga phong tặng Bằng Tiến sĩ danh dự
(2009), được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (2010). Về khoa
học, gần 30 năm làm công tác nghiên cứu khoa học GS.TS Đỗ Tiến Sâm đã hoàn
thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước KX 03.12/06-10: “Sự phát triển
văn hóa và con ngừơi ở một số nước Đông á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quá trình hội nhập Quốc tế”, hơn 10 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ ( Viện KHXH Việt
Nam quản lý) và nhiều đề tài cấp cơ sở. Ông đã công bố nhiều công trình, nghiên
cứu trong đó tập trung vào Lịch sử Trung Quốc và
Lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện đại, như: - Xí nghiệp
hương trấn ở nông thôn Trung Quốc. Quá trình
hình thành và phát triển (chuyên khảo), Nxb KHXH, Hà Nội, 1994; - Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc
(1978 – 2003) (chủ biên), NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2003. - Trung Quốc với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
2008. - Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông
thôn Trung Quốc (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. - Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - Thực trạng và
triển vọng(chủ biên), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. - Đỗ Tiến Sâm – Titarenco
(đồng chủ biên): Trung Quốc những năm đầu
thế kỷ XXI, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2009.v.v. - Đỗ Tiến Sâm - Furuta
Motoo (chủ biên): Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam
-Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003 v.v… Về đào tạo, từ năm 1995 đến nay, ông đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên cao
học, NCS tiến sĩ tại một số cơ sở đào tạo như: Đại học
KHXH và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao- Bộ Ngoại giao, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông
Nam á, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Khoa Lịch sử-Đại học Sư phạm Hà Nội,..
Ông đã hướng
dẫn hơn 20 khoá luận tốt nghiệp đại học, 13 học viên Cao học bảo vệ thành công luận
văn Thạc sỹ, hướng dẫn 07 nghiên cứu sinh, trong đó có 04 nghiên cứu sinh (02 hướng dẫn
chính, 02 hướng dẫn phụ) đã bảo vệ thành
công Luận án được cấp Bằng hoặc có quyết định cấp bằng Tiến sỹ. Ông còn được mời
tham gia hội thảo khoa học và giảng dạy tại nhiều Viện nghiên cứu đại học ở Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Nhật Bản, Xinhgapo, Malaixia v.v…
Đức Cẩn st.