TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9831189
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Thông báo tại cuộc họp báo ngày 29/05/2011 của Bộ Ngoại giao về việc tàu Hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (06/06/2011)
  
     Ngày 29/5/2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngày 26/05/2011, tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi tàu Bình Minh đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh:
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước phát biểu ngày 28/5/2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề “Nam Hải”… “Hành động mà cơ quan chủ quản của phía Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển trong vùng biển do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định “Nam Hải”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ta nêu rõ:

Chúng tôi bác bỏ phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/5/2011 về vấn đề này.

Cần làm rõ một số điểm như sau:

Thứ nhất là, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.

Thứ hai là, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thứ ba là, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” với đường yêu sách chín đoạn không khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Phi-lip-pin, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định:

Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải sự việc này cho thấy thái độ nước lớn của Trung Quốc trong khi lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “Trung Quốc chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp”, “dù lớn mạnh cũng không xưng bá”, bà Nguyễn Phương Nga nói:

Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc./.


                                                                                         Nguồn: Bộ Ngoại giao



Các tin khác

10 sự kiện nổi bật ở Trung Quốc năm 2010 (04/03/2011)
Viện Nghiên cứu Trung Quốc thăm và tặng quà xã Tân Thanh - Văn Lãng (Lạng Sơn) (04/03/2011)
Bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (27/01/2011)
Tổng Biên tập Đỗ Tiến Sâm được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư Sử học năm 2010 (13/12/2010)
Hợp tác phát triển và mở cửa vùng biên gới Đông Hưng - Quảng tây (13/12/2010)
Quan hệ Trung - Việt phát triển toàn diện và sâu rộng mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước (25/11/2010)
Không ngừng củng cố sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt - Trung (11/11/2010)
Liên hoan thanh niên Việt -Trung năm 2010 (09/09/2010)
Nghiệm thu Đề tài Nhà nước “ Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (09/09/2010)
Nghiệm thu Đề tài Nhà nước “Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số nước Đông Á - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” (08/09/2010)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn