TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9836157
 
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Phân tích lịch sử và chính trị tình hình địa chính trị hiện tại trong khu vực

“Nhiệm vụ chính là đảm bảo trong tương lai không một quốc gia hoặc liên minh các quốc gia nào có thể tập hợp sức mạnh địa chính trị nhằm đẩy Hoa Kỳ khỏi đại lục Á - Âu kể cả việc làm giảm đáng kể vai trò trọng tài quan trọng của chúng ta”

                                                                                      Zbigniew Brzezinski

Ý nghĩa toàn cầu thực tế địa chính trị của khu vực Đông Á. Lịch sử vấn đ và hiện trạng

Hiện nay, mặc dù cuộc chiến tranh lạnh hai thập kỷ trước đã kết thúc, nhưng tình hình tại khu vực Đông Á vẫn còn khá căng thẳng, bởi lẽ các trò chơi địa chính trị toàn cầu và khu vực chưa có những thay đổi đáng kể.

Số phận lịch sử cho thấy, các cường quốc hàng hải đã đạt được rất nhiều quyền đặc biệt trong các vấn đề quốc tế, đã lợi dụng mâu thuẫn giữa các quốc gia lục địa để trục lợi cho mình. Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi nhà phân tích quân sự Nga Alexander Vandam đã lưu ý “theo quan điểm của người Anh, thì các quốc gia lục địa được xếp hạng theo nguyên tắc "cân bằng quyền lực" đều được coi là âm và dương làm tê liệt lẫn nhau và điều đó tạo điều kiện để nước Anh được tự do hành động trên khắp trái đất”.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ đã vũ trang cho mình bằng chiến lược thành công này, đã thực hiện sứ mệnh của mình không kém phần khéo léo so với người Anh trong những thế kỷ trước. Trong một cuốn sách của mình, Zbigniew Brzezinski đã viết: “Đại lục Á-Âu là bàn cờ mà cuộc đấu giành quyền thống trị toàn cầu vẫn đang tiếp tục”.

Nhà khoa học chính trị Mỹ nổi tiếng cho rằng, đại lục Á-Âu, là phần lục địa quan trọng nhất của thế giới, và sự xuất hiện của bất kỳ lực lượng địa chính trị nào có thể thiết lập quyền kiểm soát của mình đối với đại lục Á-Âu thì điều đó có nghĩa là vai trò toàn cầu sẽ được tự động chuyển sang cho thế lực đó – “... kiểm soát toàn bộ lục địa Á-Âu sẽ là nền tảng trung tâm nhằm thiết lập sự thống trị toàn cầu”.

Theo Z. Brzezinski: “Hiện nay một quốc gia không phải Á-Âu đang đóng vai trò lãnh đạo tại đại lục Á-Âu và vai trò thủ lĩnh toàn cầu của Mỹ trực tiếp phụ thuộc vào việc ưu thế của Mỹ sẽ được duy trì bao lâu và hiệu quả thế nào tại lục địa Á-Âu”.

Về tổng thể thì sự hùng mạnh của đại lục Á-Âu vượt trội hơn nhiều so với sức mạnh của Hoa Kỳ. May mà đối với Hoa Kỳ, đại lục Á-Âu là quá lớn nên tại đó không có sự thống nhất về chính trị”.

Thực tế này làm cho các chính trị gia phía bên kia đại dương, những người kiên trì theo đuổi truyền thống địa chính trị của những người tiền nhiệm tràn đầy lạc quan. Chính vì vậy, Washington coi sự xuất hiện của khối Trung-Xô vào giữa thế kỷ XX là mối đe dọa chính cho việc hiện thực hóa tham vọng toàn cầu của Hoa Kỳ. Trong sự hình thành trật tự thế giới lưỡng cực sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Á, theo Zbigniew Brzezinski, đã trở thành “mặt trận chiến lược phía Đông”, mà vào thời đó tại Đông Á, mặt trận này đã chạy từ Triều Tiên bị phân chia, qua Trung Quốc bị phân chia, đến Việt Nam bị phân chia.

Trong cuốn sách "Bàn cờ lớn", Zbigniew Brzezinski đã hoàn toàn đúng đắn chỉ rõ chính sách ngăn chặn ảnh hưởng của khối Trung-Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. “Về địa chính trị, cuộc xung đột chủ yếu diễn ra ở ngoại vi đại lục Á-Âu. Khối Nga-Trung đã kiểm soát phần lớn đại lục Á-Âu nhưng lại không kiểm soát được phần ngoại vi của đại lục này. Bắc Mỹ đã thành công trong việc củng cố vị thế của mình tại cả vùng bờ biển phía Tây lẫn bờ biển phía Đông của lục địa Á-Âu rộng lớn”.

Click để xem tiếp




Các tin khác

Tình hình kinh tế Trung Quốc 8 tháng năm 2013
Tình hình kinh tế Trung Quốc 10 tháng năm 2013
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 2 năm 2014
Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ lên tăng cường quan hệ với Việt Nam
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cần được xây dựng trên cơ sở nào?
Quản lý nhà nước về Biển Đảo ở Trung Quốc và một số gợi mở đối sách cho Việt Nam
Lập luận kỳ lạ
Mệnh danh là nhà khoa học sao lại hành động “phản khoa học” như vậy?
Từ sự kiện giàn khoan nhìn lại Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung
Quốc tế công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam từ lâu.
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn