Theo số liệu công bố ngày 9-11-2013 của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, sản xuất công nghiệp trong tháng 10 tăng
trưởng thực tế 10,3%, tăng nhanh hơn 0,1 điểm phần trăm so với tháng 9. Tính
chung mười tháng đầu năm 2013, sản xuất công nghiệp đạt 9,7%.
Chỉ số quản lý sức mua
(PMI)
tháng 10 đạt 51,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước và vượt kỳ vọng
51,2% của các chuyên gia, liên tục 4 tháng liền tăng. Đây là mức cao nhất trong
18 tháng trở lại đây. Điều này cho thấy sự ổn định đi lên của ngành chế tạo của
Trung Quốc.
Còn theo tính toán của ngân hàng HSBC thì chỉ số
PMI ở mức 50,9 điểm, không đổi so với mức ước tính tuần trước. Nếu tính theo chỉ
số này, khu vực sản xuất Trung Quốc tháng 10 đã tăng mạnh nhất trong 7 tháng, tăng
nhờ các đơn đặt hàng mới.
CPI trong tháng 10 tăng 3,2%. Trong đó ở khu vực thành thị tăng 3,2%; ở khu
vực nông thôn tăng 3,3%. Góp phần khiến CPI tăng cao trong tháng 10 chủ yếu là
do giá cả thực phẩm tăng (6,5%, trong khi giá của các mặt hàng phi thực phẩm chỉ
tăng 1,6%), trong mức tăng 3,2% của CPI thì giá cả thực phẩm chiếm tới 2,11 điểm
phần trăm. Tính chung cả 10 tháng đầu năm CPI tăng 2,6%.
Theo số liệu thống kê, doanh số bán lẻ
– chỉ số quan trọng về chi tiêu tiêu
dùng – trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 19.030,8 tỉ NDT, tăng trưởng 13%;
trong đó tháng 10 đạt mức tăng trưởng 13,3%, bằng tháng trước. Riêng mặt hàng
xe hơi có mức tiêu thụ tăng mạnh, Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc
ngày 11-11 cho biết doanh số xe bán ra ở thị trường Trung Quốc trong tháng Mười
đạt 1,93 triệu chiếc, 20,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ có kỳ nghỉ lễ dài, tăng
0,6 điểm phần trăm so với con số 19,7%
trong tháng Chín. Trong 10 tháng đầu năm nay, doanh số xe bán ra ở Trung
Quốc đã tăng 13,5%, đạt 17,82 triệu chiếc. Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất
thế giới, đang chứng tỏ trở thành chỗ dựa cho nhiều hãng xe nước ngoài trong bối
cảnh họ phải đối mặt với lượng cầu kém, đặc biệt là ở châu Âu.
Đầu
tư có mức giảm nhẹ. 10 tháng đầu năm 2013, đầu tư TSCĐ
(không bao hàm các hộ nông dân) là 35.166,9 tỉ NDT, tăng trưởng danh nghĩa
20,1%, giảm nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với chín tháng đầu năm.
Về
xuất nhập khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố ngày 8-11-2013, tháng 10 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,09 nghìn tỉ
NDT (339,7 tỉ USD), tăng trưởng 6,5%; trong đó, xuất khẩu tăng trưởng 5,6%; nhập
khẩu tăng trưởng 7,6%; Thặng dư thương mại là 192,38 tỉ NDT (31,1 tỉ USD), thu
hẹp 3,3%.
Tính chung 10 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu tăng trưởng 7,6%; trong đó,
xuất khẩu tăng trưởng 7,8%; nhập khẩu tăng trưởng 7,3%; Thặng dư thương mại là
1,25 nghìn tỉ NDT (200,46 tỉ USD), mở rộng 12%.
Trong các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc, ngoại trừ thương mại hai chiều với Nhật giảm
(-7%), còn với các đối tác khác (EU, Mỹ, ASEAN) đều tăng lần lượt là 0,5%; 6,9% và 10,9%. Thương mại hai chiều giữa
Trung Quốc đại lục và Hồng Công tăng đến
22,1%.
Tóm
lại, số liệu kinh tế tháng 10 tốt hơn kỳ vọng một chút nhưng
vẫn không thấy nhiều dấu hiệu thúc đẩy kinh tế. Nền kinh tế vẫn trong quá trình
chuyển theo hướng phát triển bền vững hơn nên áp lực suy giảm kinh tế vẫn rất lớn.
Tuy nhiên cả năm vẫn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5%.
Thu Hiền