TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9836179
 
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ lên tăng cường quan hệ với Việt Nam

  GS. CỐC NGUYÊN DƯƠNG
  Viện sỹ danh dự, Viện KHXH Trung Quốc

Chơi cờ ở Đông Nam Á, hợp tác với Việt Nam có thể nổi trội nhất

Trong ngoại giao với các nước xung quanh, Đông Nam Á luôn là trọng điểm trong bố cục chiến lược của Trung Quốc. Nhưng khu vực này cũng là nơi được những nước lớn bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ quan tâm và cạnh tranh khiến công tác ngoại giao xung quanh của Trung Quốc đối với Đông Nam Á có nhiều phức tạp.

Lãnh đạo các nước Đông Nam Á coi nước lớn bên ngoài là “voi”, hoan nghênh những con “voi” này đến bãi cỏ Đông Nam Á ăn cỏ nhưng không muốn nhìn thấy “voi” “đấu nhau” trên bãi cỏ, giẫm đạp lên “cỏ non” không dễ nuôi cấy. Đây chính là “lý luận voi” do các nước Đông Nam Á đưa ra, mục đích là muốn trạng thái “cân bằng thế lực giữa các nước lớn”. Trung Quốc là nước lớn nên hiểu tâm lý này của các nước Đông Nam Á, tích cực triển khai công tác ngoại giao toàn diện với Đông Nam Á, cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác ngoại giao chính trị, kinh tế hướng đến các nước bán đảo Đông Dương, nhất là Việt Nam.

Trong khu vực Đông Nam Á, từ vị trí địa lý đến kinh tế, Việt Nam đều có sức ảnh hưởng nhất định. Về địa lý, tuy diện tích đất đai của Việt Nam không lớn nhưng lại nằm ở khu vực giữa Đông Nam Á, sát với miền Nam của Trung Quốc, vừa tiếp liền sông núi với mấy nước ở bán đảo Đông Dương, vừa nhìn sang Philippines, Indonesia, Malaysia qua đường Bờ biển Đông dài. Là một nước lớn đang trỗi dậy, Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của Đông Nam Á trong địa chính trị toàn cầu và Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm được coi trọng của Trung Quốc.

Từ khi khởi động Đổi mới năm 1986 đến nay, Việt Nam cũng như Trung Quốc đã giành được thành tựu cải cách nhất định, là một quốc gia mới nổi đang vươn lên của khu vực Đông Nam Á, được xếp là thành viên của “5 nước triển vọng” và “11 nước kim cương”. Đối với nước đang không ngừng mở rộng thị trường bên ngoài như Trung Quốc, nước láng giềng với quy mô dân số gần 100 triệu này rõ ràng là thị trường không thể xem nhẹ. Kinh tế các nước ASEAN phát triển không cân bằng, chia thành các nước ASEAN cũ và ASEAN mới, Việt Nam là nước có kinh tế phát triển ấn tượng trong các nước ASEAN mới. Vì vậy làm sâu sắc quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam nên trở thành một trong những trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với Đông Nam Á của Trung Quốc.

Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước XHCN, có rất nhiều điểm chung và nhất trí về hình thái ý thức và chế độ xã hội. Có thể nói, ở một mức độ rất lớn, tương lai sự nghiệp XHCN trong phạm vi thế giới có phục hưng trở lại hay không là do sự phát triển và tăng cường sức ảnh hưởng của Trung Quốc và Việt Nam quyết định, đây nên là nhân tố quan trọng để xử lý tốt đại cục phát triển quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung – Việt.

Không thể phủ nhận, hai nước Trung – Việt đang tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng tranh cãi chủ quyền trên biển và mâu thuẫn của nó không phải là toàn bộ của quan hệ hai nước. Chúng ta nên nhìn thấy, từ khi bình thường hóa quan hệ Trung – Việt năm 1991 đến nay, hai nước thông qua thương lượng và đàm phán hòa bình giải quyết thành công phân định Vịnh Bắc Bộ, ký Hiệp định hợp tác nghề cá và Hiệp định phân định biên giới trên đất liền, đã giải quyết 2/3 vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, đây là điều kiện lớn tuyệt vời trong phát triển quan hệ hai nước, cũng là chuyện hiếm thấy trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại.

Hiện nay, quan hệ Trung – Việt đang đứng giữa ngã tư, từ nay về sau phát triển theo hướng nào vừa phụ thuộc vào chính sách đối với Trung Quốc của Việt Nam, vừa phụ thuộc vào chính sách đối với Việt Nam của Trung Quốc. Chúng ta kỳ vọng những nhận thức chung mà hai nước đã đạt được sẽ được thực hiện nghiêm túc, cùng đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn mới.

Nguyễn Thanh Giang dịch




Các tin khác

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cần được xây dựng trên cơ sở nào?
Quản lý nhà nước về Biển Đảo ở Trung Quốc và một số gợi mở đối sách cho Việt Nam
Lập luận kỳ lạ
Mệnh danh là nhà khoa học sao lại hành động “phản khoa học” như vậy?
Từ sự kiện giàn khoan nhìn lại Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung
Quốc tế công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam từ lâu.
Ghi nhận về quần đảo Hoàng Sa của nhà địa lý học Trung Hoa cuối thế ky XIX trong tác phẩm Việt Nam Địa dư đồ thuyết
Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Xung đột Biển Đông qua nhìn nhận của một số học giả, chính khách Mỹ và phương Tây
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều thế kỷ
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn