Thưa các đồng chỉ lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam!
Thưa các nhà khoa học!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Hôm nay, trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi
nổi thi đua lập thành tích kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại và nhân Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, tôi rất vui
mừng đến thăm và làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi gửi đến các đồng chí lãnh đạo,
các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam cùng toàn thế các đồng chí lời thăm hỏi chân thành
và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thưa các đồng chí!
Trong suốt hơn 60 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự
nỗ lực, tâm huyết của các nhà khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và tư vấn
chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao..., đóng góp thiết
thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoa học xã hội Việt Nam
nói chung và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng đã cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng hệ thống quan điểm
phát triển đất nước, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên
truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
cách mạng; khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính
trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức. Nhiều nghiên cứu và kiến nghị
của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về các vấn đề kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh và quốc phòng... đã được đánh
giá là sâu sắc, kịp thời và rất cơ bản. Đặc biệt, khoa học xã hội và
nhân văn đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
Nhà nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa
Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu, lao động sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa
học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã góp phẩn tạo nên diện mạo
và tiềm lực mới của nền khoa học xã hội Việt Nam theo hướng tiên tiến,
hiện đại, ngày càng hội nhập sâu vào cộng đồng khoa học quốc tế.
Những thành tựu to lớn mà Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạt
được trong hơn 60 năm qua đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận,
đánh giá cao, tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý, như Huân chương
Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu
dương những kết quả, thành tích xuất sắc và đóng góp quan trọng của Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam trong thời gian qua.
Thưa các đồng chí!
Trong thời gian tới, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn
là xu thế lớn, nhưng chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo, tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ, hoạt động khủng bố tiếp tục gia tăng với
tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Các mâu thuẫn lớn của thời
đại và cuộc đấu tranh tư tưởng vẫn rất gay gắt. Các nguy cơ an ninh phi
truyền thống, nhất là chiến tranh mạng, làn sóng di cư, an ninh nguồn
nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường, biến
đổi khí hậu gia tăng; tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông diễn biến phức
tạp, đe dọa chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia của các nước, trong
đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của khoa học xã hội và nhân văn nói chung,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng đặt ra rất nặng nề, đòi
hỏi phải tiếp tục tích cực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội lần thứ XII của Đảng; củng cố, tăng cường sự thống nhất về chính
trị, tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị trong nhân dân;
phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đoàn kết
toàn dân tộc, nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cùng với việc tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội cơ bản về
đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong tiến trình
đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động của toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp các luận cứ
khoa học, lý luận cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển đất
nước trong giai đoạn mới.
Tiếp tục nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản và chiến lược đã đặt
ra nhưng còn chưa được giải quyết thấu đáo, nhất là về tám mối quan hệ
đã được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); đồng thời, coi trọng
tống kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm và nghiên cứu những
vấn đề thực tiễn mới của đất nước cần giải đáp về mặt lý luận trong
giai đoạn 2016-2020. Chú trọng nghiên cứu, đúc kết lý luận về Đảng cầm
quyền, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao tầm trí tuệ và
văn hóa, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đặc biệt, các
hướng nghiên cứu cần thể hiện tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, kết hợp
chặt chẽ giữa nghiên cứu các vấn đề dài hạn, trung hạn và trước mắt, để
các kết quả nghiên cứu phải thực sự góp phần vào việc dự báo xu hướng
phát triển và cung cấp căn cứ khoa học cho quá trình tiếp tục đổi mới
đất nước trong các giai đoạn tiếp theo.
Đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, chú trọng kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu triển khai, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ kinh tế
đến chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước; chắt lọc
các kết quả nghiên cứu từ các chương trình, đề tài, dự án và các nhiệm
vụ nghiên cứu thường xuyên của Viện để phối hợp chặt chẽ với Hội đồng lý
luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm tốt hơn
nữa nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị
và Ban Bí thư về xây dựng các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Tăng cường và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm giới thiệu, quảng
bá những thành tựu, các giá trị văn hóa của con người và dân tộc Việt
Nam trong lịch sử cũng như hiện tại với cộng đồng quốc tế; đồng thời,
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa của khoa học xã hội và
nhân văn thế giới để phát triển hơn nữa nền khoa học xã hội và nhân văn
nước nhà.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm
chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp của những người làm công tác khoa học xã hội. Xây dựng đội ngũ
cán bộ khoa học xã hội vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề lý luận
và thực tiễn của đất nước, tạo tiềm lực mạnh cho sự phát triển của khoa
học xã hội trong thời gian tới, đồng thời góp phần đưa nền khoa học xã
hội Việt Nam đạt trình độ tiến tiến, ngang tầm các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Thưa các đồng chỉ!
Các quốc gia phát triển đều là những quốc gia có khoa học xã hội và
nhân văn phát triển. Với bề dày truyền thống nhân văn của dân tộc, tôi
tin tưởng sâu sắc rằng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục
giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp phát triển nền
khoa học xã hội của đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến, đóng góp
nhiều hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúc các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học cùng toàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!