TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9288018
 
TẠP CHÍ
Hội nghị cộng tác viên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2013 (27/01/2014)

Ngày 31-12-2013, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2013 với sự tham dự của Hội đồng Biên tập, lănh đạo Viện Nghiên cứu Trung Quốc cùng đông đảo cộng tác viên trong và ngoài Viện.

Thay mặt Ṭòa soạn, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, Tổng Biên tập, đọc Báo cáo công tác Tạp chí năm 2013 và định hướng năm 2014. Năm 2013 là năm thứ 18 xây dựng và phát triển, Tạp chí Nghiờn cứu Trung Quốc luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoàn thành đúng kỳ hạn 12 số với nội dung phong phú, chất lượng được nâng cao, đóng góp tích cực vào việc làm tăng sự hiểu biết về Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung.

Năm 2013, Tạp chí đă đăng tải 112 bài trên 9 chương mục, trong đó có 97 bài nghiên cứu, 15 bài thuộc các lĩnh vực khác. Mạng lưới cộng tác viên năm 2013 của Tạp chí mở rộng, ngoài cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (đóng góp 47 bài), các thành viên Hội đồng Biên tập (đóng góp 13 bài), c̣n có sự đóng góp của lực lượng nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước; ngoài cộng tác viên ở Hà Nội c̣n mở rộng đến các tỉnh miền Trung, miền Nam như Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 9 chương mục, Mục Kinh tế – chính trị – xă hội đăng tải nhiều bài nhất với 27 bài, phản ánh khá đầy đủ những vấn đề lư luận và thực tiễn liên quan đến t́nh h́nh kinh tế, chính trị, xă hội hiện nay của Trung Quốc, đặc biệt là từ sau Đại hội 18 và Hội nghị Trung ương 3. Về kinh tế, các bài viết đi sâu phân tích quá tŕnh điều chỉnh phương thức phát triển, thách thức vượt qua bẫy thu nhập trung b́nh, vấn đề năng lượng, cải cách doanh nghiệp nhà nước, sở hữu, thể chế phân quyền. Về chính trị, các bài viết đề cập đến những thay đổi của Trung Quốc sau Đại hội 18 từ việc chuyển đổi thế hệ lănh đạo đến đổi mới, hoàn thiện phương thức cầm quyền của ĐCS Trung Quốc, những trào lưu tư tưởng mới ở Trung Quốc, đến những điểm mới về đi sâu toàn diện cải cách của Hội nghị Trung ương 3 khóa 18. Về xă hội, các bài viết phản ánh những vấn đề xă hội đă và đang được chú ư ở Trung Quốc như vấn đề phân phối thu nhập, biến đổi cơ cấu dân số, tầng lớp trung lưu, bảo hiểm thất nghiệp…

Mục Quan hệ đối ngoại cú 17 bài tập trung phản ánh về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, đánh giá bước đầu về những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với nước lớn, nước láng giềng kể từ sau Đại hội 18. Ngoài quan hệ Việt – Trung, các bài viết c̣n phân tích chủ trương xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới, thông điệp của Ban lănh đạo mới Trung Quốc qua các chuyến thăm tới Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy…

Mục Lịch sử – Văn hóa có số lượng bài nhiều thứ hai, với 23 bài. Các bài viết có nội dung phong phú, liên quan đến lịch sử, văn hóa Trung Quốc cả truyền thống lẫn hiện đại, giao lưu giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Các bài viết nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Trung Quốc truyền thống như về Tam Quốc, Hán Cao tổ Lưu Bang và Totem rắn trong văn hóa Trung Hoa, tư tưởng triết học, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn… Các bài viết cũng tập trung phản ánh những vấn đề liên quan đến văn hóa của Trung Quốc ngày nay như nhận diện sức mạnh mềm Trung Quốc, nhận thức của Trung Quốc về sức mạnh mềm văn hóa, đường lối văn nghệ hiện đại của Trung Quốc…

Mục Đài Loan – Hồng Công – Ma Cao với 4 bài viết phản ánh t́nh h́nh Đài Loan và quan hệ hai bờ năm 2013, quan hệ kinh tế Việt Nam – Đài Loan, giáo dục Đài Loan.

Mục Thường thức Trung Quốc mục Thụng tin tổng cộng 15 bài, cung cấp cho độc giả những tri thức về lịch sử, văn hóa Trung Quốc cũng như phản ánh t́nh h́nh kinh tế, những sự kiện nổi bật của Trung Quốc trong năm 2013.

Mục Diễn đàn trao đổi Mục Dành cho các nhà nghiên cứu trẻ là điểm sáng của Tạp chí. Với 13 bài viết, Mục Diễn đàn trao đổi trở thành nơi để các học giả chia sẻ quan điểm cá nhân về những vấn đề đang được quan tâm như Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ; quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc. Đặc biệt, trong năm 2013, Diễn đàn đă thu hút nhiều bài viết trao đổi, phân tích về t́nh h́nh Biển Đông, chính sách của các bên ở Biển Đông… góp phần thể hiện rơ lập trường, căn cứ của Việt Nam về vấn đề Biển Đông v.v...

Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng Biên tập, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đă đóng góp ư kiến về công tác tạp chí năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014. Các đại biểu đánh giá tạp chí đă hoàn thành tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Trung Quốc và diễn đàn của cỏc nhà Trung Quốc học Việt Nam. Công tác biên tập, năm 2013 có nhiều tiến bộ; về h́nh thức, ổn định và có dấu ấn riêng; về nội dung, phong phú, có nhiều thông tin nhanh nhạy về Trung Quốc cũng như hoạt động khoa học của Viện. Các đại biểu mong muốn, trong năm 2014, Tạp chí nên có thêm nhiều bài tranh luận mang tính học thuật về một số vấn đề nổi bật ở Trung Quốc đang được nhiều người quan tâm như mô h́nh Trung Quốc, đặc sắc Trung Quốc, Trung Quốc trỗi dậy, giấc mộng Trung Hoa…

Tại Hội nghị, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, Tổng Biên tập Tạp chí nêu rơ định hướng công tác tạp chí năm 2014. Với Việt Nam, năm 2014 là năm quan trọng trong thực hiện các văn kiện Đại hội XI và các nghị quyết của Trung ương; cũng là năm đầu tiên thực hiện Hiến pháp sửa đổi và bổ sung, là năm Việt Nam bắt đầu chuẩn bị các văn kiện trỡnh  Đại hội XII của Đảng… Với Trung Quốc, năm 2014  là năm kỷ niệm 65 năm thành lập nước cũng là 65 năm cầm quyền của ĐCS Trung Quốc; bắt đầu thực hiện đi sâu cải cách toàn diện theo Quyết định của Hội nghị Trung ương 3 khóa 18… V́ vậy, năm 2014, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc sẽ tập trung phản ánh những điều chỉnh của Trung Quốc sau Đại hội 18 về chính sách đối nội, đối ngoại; Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Ban lănh đạo mới với chủ trương đẩy mạnh “phục hưng Trung Hoa”, thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”; đi sâu luận giải các vấn đề về chuyển đổi phương thức phát triển, cải cách thể chế xă hội, văn hóa, xây dựng Đảng và quan hệ Việt – Trung v.v... Tạp chí sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc làm tăng sự hiểu biết về Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung, khẳng định vị thế là tạp chí chuyên ngành duy nhất về Trung Quốc học ở Việt Nam. Tạp chí cũng tiếp tục phát huy dành ưu tiên cho mục Diễn đàn trao đổi và Dành cho các nhà nghiên cứu trẻ, tạo điều kiện cho các nhà khoa học và nghiên cứu trẻ công bố kết quả nghiên cứu, thể hiện chớnh kiến của mỡnh và trao đổi, tranh luận về cỏc vấn đề liên quan đến sự phỏt triển của Trung Quốc và tác động đến tỡnh hỡnh thế giới, khu vực và quan hệ Việt – Trung.

Phương Hoa




Các tin khác

Hội nghị cộng tác viên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (11/03/2013)
Thư mời và thể lệ gửi bài tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (15/03/2012)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn