TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9774462
 
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 2 năm 2014 (07/03/2014)

Kinh tế Trung Quốc trong tháng 1 và 2-2014 nổi lên một số điểm đáng chú ý:

1. Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã bất ngờ tăng tốc 10,6% trong tháng 1, cao hơn mức tăng 4,3% trong tháng 12-2013 và cao hơn nhiều so với dự báo, tạo nên bức tranh trái chiều trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố ngày 12-2-2013, tháng 1 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 382,4 tỉ USD, tăng trưởng 10,3%; trong đó xuất khẩu đạt 207,13 tỉ USD, tăng trưởng 10,6%; nhập khẩu đạt 175,27 tỉ USD, tăng trưởng 10%. Thặng dư thương mại đạt 31,86 tỉ USD, mở rộng 14%. Đánh dấu tháng 1 thặng dư lớn nhất kể từ năm 2009.

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi dần của các nền kinh tế phát triển,  đặc biệt là châu Âu, khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng. Trong tháng 1-2014, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - EU đạt  341,19 tỉ NDT, tăng trưởng 14,6%; kim ngạch thương mại hai chiều Trung - Mỹ đạt 299,23 tỉ NDT, tăng trưởng 8,8%; kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN đạt 259,06 tỉ NDT, tăng trưởng 11,3%; kim ngạch thương mại hai chiều Trung - Nhật đạt 170,05 tỉ NDT, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Công đạt 166,73 tỉ NDT, giảm 20,6%.

Tuy nhiên, số liệu này cũng làm tăng nghi ngờ về sự chân thực của các số liệu thống kê. Cũng như trong tháng 12-2013, chênh lệch trong báo cáo thương mại của Hồng Kông và Trung Quốc tăng lên đã làm dấy lên dự đoán số liệu của Trung Quốc một lần nữa được thổi phồng. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Hồng Kông trong báo cáo của Trung Quốc cao hơn tới 70% so với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Hồng Kông.

Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào quốc gia này trong tháng 1 đã tăng 16,1% và đạt 10,8 tỷ USD, với số vốn đến từ các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ tăng mạnh nhất.

Trong khi cũng trong tháng 1, vốn đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng 47,2%, lên tới 7,23 tỷ USD. Cụ thể, đầu tư vào Nhật Bản trong tháng 1/2014 đã có mức tăng lên tới 500% so với cùng kỳ năm 2013 (thời điểm vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản là tương đối thấp do căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước này hồi đầu năm ngoái), còn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nga cũng tăng 282%.

2. Bên cạnh dấu hiệu tích cực về xuất nhập khẩu thì trong tháng 1 nền kinh tế Trung Quốc lại có những  dấu hiệu giảm tốc.

Theo số liệu công bố ngày 01-02-2014 của Trung tâm điều tra ngành dịch vụ Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc và Liên đoàn Thu mua và Hậu cần Trung Quốc, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành chế tạo Trung Quốc trong tháng 1-2014 đạt 50,5%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với tháng trước.

Nếu phân theo quy mô thì thấy, PMI của các doanh nghiệp lớn là 51,4%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với tháng trước; PMI của các doanh nghiệp vừa là 49,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với tháng trước, liên tiếp 2 tháng liền dưới ngưỡng 50% (ngưỡng cho thấy sản xuất đang thu hẹp); còn PMI của các doanh nghiệp nhỏ là 47,1%, giảm 0,6 điểm phần trăm so với tháng trước, vẫn ở dưới ngưỡng 50%.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt là nhỏ) gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh.

Chỉ số PMI của ngành phi chế tạo Trung Quốc trong tháng 1-2014 cũng giảm xuống 53.4%, mức thấp nhất kể từ tháng 2-2012.

Nhà kinh tế trưởng Trung Quốc Qu Hongbin của HSBC cho biết đà tăng trưởng chậm lại cho thấy sự tăng trưởng vừa phải của ngành chế tạo và tác động của các biện pháp kiềm chế tình trạng đầu tư tràn lan của chính phủ.

3. Tuy trong năm 2013, thị trường nhà đất “nóng” dần trở lại, nhưng bước sang tháng đầu năm mới 2014, lượng giao dịch nhà đất so với tháng trước đã giảm ở 90% thành phố trong cả nước, thấp thứ hai trong vòng 9 năm qua.

Do ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ năm mới, trong tháng 1 lượng giao dịch bất động sản cả nước đã giảm mạnh. Đặc biệt ở các thành phố trọng điểm như Bắc Kinh, tháng 1 lượng giao dịch nhà mới đạt 6908 căn, nhà đã qua sử dụng là 8772 căn, giảm lần lượt 44% và 55,2%. Với lượng giao dịch 6908 căn chỉ cao hơn mức 4473 căn của tháng 1-2012, là mức thấp thứ hai trong gần 9 năm qua kể từ năm 2006.

Giá giao dịch bình quân so với tháng trước cũng liên tiếp giảm trong hai tháng liền. Tháng 1 giá giao dịch bình quân là 29502 NDT/m2, giảm so với tháng trước 1,87%. Tuy nhiên mức độ giảm giá tương đối nhỏ. Nguyên do là kể từ tháng 12-2013, nguồn cung về nhà đất (xây mới) có phần tăng, thị trường trong trạng thái ổn định nên khả năng tăng giá nhà đất vào đầu năm 2014 yếu.

Ngoài Bắc Kinh, ở hầu hết các thành phố trong cả nước cũng xuất hiện xu thế giao dịch giảm. Trong tháng 1 -2014, ở 54 thành phố trọng điểm lương giao dịch nhà mới là 220.000 căn, giảm 15% so với tháng 12-2013, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2013 (tháng 1-2013). Do ảnh hưởng của dịp nghỉ Tết dài, nên dự kiến trong tháng 2 lượng giao dịch sẽ tiếp tục giảm, liên tục 4 tháng liền lượng giao dịch giảm.

Theo phân tích, nguyên nhân khiến lượng giao dịch giảm, trước hết là do ảnh hưởng của nhân tố lễ tết; hai là do ngân hàng thắt chặt giao dịch thế chấp. Ngoài ra, giá nhà cao cũng làm cho người mua có tâm lý chờ đợi xem sắp tới có giảm xuống nữa không.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2014  tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,0% so với tháng trước.

Nguyên nhân khiến CPI tăng trong tháng 1 chủ yếu là do giá cả các loại hàng thực phẩm tăng mạnh trong dịp Tết nguyên đán. Theo số liệu thống kê, trong tháng 1 giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng 3,7%, trong đó giá hoa quả tươi tăng 23%; sữa nước và các sản phẩm sữa tăng 11,9%; giá thủy sản tăng 6,3%; lương thực tăng 3,1%; giá rau tươi tăng 2,1%; giá thịt gia cầm và các chế phẩm từ thịt gia cầm tăng 0,3% (riêng giá thịt lợn giảm 4,3%); giá trứng giảm 3,8%.

Trong tháng 1, chỉ số giá sản xuất (PPI) lại giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,1% so với tháng trước. Theo số liệu thống kê, trong 30 ngành công nghiệp chủ yếu có 16 ngành  công nghiệp giá sản phẩm tăng ổn định, 14 ngành có giá sản phẩm giảm. Tháng 1, PPI ổn định và giảm nhẹ có liên quan nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chậm lại trong dịp Tết.

Tóm lại, mặc dù tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2013 vẫn ổn định, song các nhà phân tích dự đoán năm 2014 sẽ là năm kinh tế khó khăn, đà giảm tốc sẽ tiếp tục diễn ra, khi nước này chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững hơn và thực hiện nhiều cải cách kinh tế.

 

Thu Hiền



Các tin khác

Tình hình kinh tế Trung Quốc 10 tháng năm 2013 (11/12/2013)
Tình hình kinh tế Trung Quốc 8 tháng năm 2013 (25/10/2013)
Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Phân tích lịch sử và chính trị tình hình địa chính trị hiện tại trong khu vực (02/10/2013)
Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (22/11/2012)
Quan hệ giữa chính trị đối nội và đối ngoại của Trung Quốc - Hiện tại và triển vọng (22/11/2012)
Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 (09/05/2012)
Trung Quốc năm 2011 (09/05/2012)
Kinh tế Trung Quốc năm 2011 và dự báo 2012 (24/04/2012)
Biển Đông Biển chung chỉ dành riêng cho người Trung Quốc (24/04/2012)
Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông (24/04/2012)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn