TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9356079
 
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều thế kỷ (28/11/2014)

PGS.TS  TRỊNH KHẮC MẠNH

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

--------------------------------------------

Tư liệu Hán Nôm viết về lập trường của nhà nước phong kiến Việt Nam xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được sao chép trong các loại tài liệu.

Cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã sưu tập được nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm ghi chép về chủ đề này, đã thể hiện nhất quán lập trường quan điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư liệu thuộc về nhà nước quản lý, rất có giá trị khoa học và làm căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Nội dung của các tư liệu Hán Nôm có thể khái quát vào ba vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là,hàng năm, nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Chúng tôi xin nêu một số chuyến đi khảo sát quần đảo Hoàng Sa của người Việt Nam vào các triều vua thời Nguyễn như sau:

Bộ Đại Nam thực lục 大南實錄 do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đến năm Duy Tân thứ 3 (1909) và lần lượt cho in từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) đến năm Duy Tân thứ 3 (1909). Bộ sử biên niên của triều Nguyễn đã ghi lại giai đoạn lịch sử 300 năm, từ khi Nguyễn Hoàng xưng chúa ở Đàng trong (1558), đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Bộ ván khắc Đại Nam thực lục 大南實錄 đang lưu giữ trong kho Mộc bản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 (Đà Lạt), được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2009 thuộc Chương trình Ký ức thế giới; văn bản in đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Cộng hòa Pháp. Theo những ghi chép trong bộ Đại Nam thực lục, vua Gia Long khi thiết lập vương triều Nguyễn, đã tiếp tục công việc của các chúa Nguyễn là phái người đi thăm dò đường biển ra đảo Hoàng Sa, tiếp tục đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ để khẳng định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo này, xin nêu một số ví dụ:

Năm Gia Long thứ 14 (1815), vua Gia Long đã sai đội Hoàng Sa đi thăm dò đường biển đi ra quần đảo Hoàng Sa: “Năm Ất Hợi niện hiệu Gia Long thứ 14 (1815), … sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa thăm dò đo đạc thủy trình/ 乙亥嘉隆十四年...(1) 遣黃沙隊范 光影等 往黃沙探度水程”. (A.2772/9, Đệ nhất kỷ, Q.50, tờ 6a). Năm Gia Long thứ 15 (1816), vua Gia Long lại tiếp tục phái đội Hoàng Sa đi thăm dò đường biển đi ra quần đảo Hoàng Sa: “Năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), … sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền đến Hoàng Sa thăm dò đo đạc thủy trình/丙子嘉隆十五年...命水軍及黃沙隊乘 船往黃沙探 度水程. (A.2772/9, Đệ nhất kỷ, Q.52, tờ 15a). Và một điều hết sức quan trọng mà Đại Nam thực lục ghi được là “Năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Long thứ 16 (1817), …



Bạn đọc có nhu cầu xin liên hệ với toà soạn

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc

Phòng 1306 Tầng 13 Số 1 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 0462730459 – ext:1306 

Email: tapchitrungquoc@yahoo.com.vn



Các tin khác

Xung đột Biển Đông qua nhìn nhận của một số học giả, chính khách Mỹ và phương Tây (27/08/2014)
Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam (27/08/2014)
Ghi nhận về quần đảo Hoàng Sa của nhà địa lý học Trung Hoa cuối thế ky XIX trong tác phẩm Việt Nam Địa dư đồ thuyết (15/07/2014)
Quốc tế công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam từ lâu. (15/07/2014)
Từ sự kiện giàn khoan nhìn lại Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung (15/07/2014)
Mệnh danh là nhà khoa học sao lại hành động “phản khoa học” như vậy? (25/06/2014)
Lập luận kỳ lạ (25/06/2014)
Quản lý nhà nước về Biển Đảo ở Trung Quốc và một số gợi mở đối sách cho Việt Nam (02/06/2014)
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cần được xây dựng trên cơ sở nào? (29/03/2014)
Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ lên tăng cường quan hệ với Việt Nam (29/03/2014)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn