TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9351959
 
HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới

Nhằm góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc thực hiện ý tưởng xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc được Thủ tướng hai nước nhất trí đề ra vào tháng 5-2004 sớm đi vào khai thác, những năm qua Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức 2 Hội thảo quốc tế về vấn đề nói trên. 
Ngày 2-12-2007, tại thị trấn Sapa (Lào Cai), Viện Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh Lào Cai - lần thứ 2, tiếp tục phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng, phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt - Trung trong bối cảnh mới.
Tham dự Hội thảo có nhiều học giả, các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, các viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam và gần 150 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành ở Trung ương; các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành trên tuyến Hành lang cùng nhiều nhà doanh nghiệp đến từ hai nước Trung Quốc và Việt Nam.


          Vị trí Lào Cai trong “hai hành lang một vành đai”

Hội thảo đã nhận được hơn 30 bản tham luận phản ánh 3 nội dung lớn xoay quanh chủ đề chính: Bối cảnh mới của việc hợp tác hai hành lang, một vành đai; các giải pháp phối hợp phát triển hai hành lang, một vành đai; vai trò của Lào Cai và các tỉnh thành trên tuyến hành lang và vành đai.
Sau phát biểu khai mạc của PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai  và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Càn Văn cũng đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc Hội thảo.
Hội thảo đã nghe 15 học giả Trung Quốc và Việt Nam trình bày những nội dung chính trong bản tham luận và nghe ý kiến phát biểu, trao đổi của nhiều đại biểu.
Các ý kiến trình bày và phát biểu của nhiều đại biểu đều nhấn mạnh: Hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung là kết quả của sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo hai nước Việt Nam-Trung Quốc và là động lực quan trọng nhằm tăng cường sự hợp tác phát triển giữa Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh phía bắc Việt Nam. Việc thúc đẩy hợp tác xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” sẽ đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị, xã hội. Không những thế, xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” còn góp phần phát triển mối quan hệ giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, cũng như giữa Trung Quốc với ASEAN trong bối cảnh mới.
Dù còn có sự khác nhau về mức độ trong đánh giá thực tại, nhưng nhìn chung các tham luận và ý kiến đều cho rằng, tuy đã có các chủ trương, thậm chí có những kế hoạch và dự định đưa ra, nhưng việc triển khai các giải pháp trong quá trình xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của cả Việt Nam, Trung Quốc và mong muốn của nhân dân hai nước cũng như các nước ASEAN.
Để đẩy mạnh quá trình Phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt - Trung trong bối cảnh mới, nhiều đại biểu đã nêu lên các giải pháp và kiến nghị trong đó chú ý nhấn mạnh đến các giải pháp như: sự cần thiết phải nhanh chóng triển khai có hiệu quả những thoả thuận đã đạt đươc giữa lãnh đạo hai nước, liên quan đến việc tăng cường liên kết về pháp luật và cơ chế chính sách; các giải pháp về liên kết vùng, về xây dựng các khu đô thị mang tính cạnh tranh; các giải pháp về đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng; các giải pháp phát triển năng lượng, thương mại, giao thông vận tải, đào tạo, thông tin, v.v…
Một số đại biểu cũng đã nêu lên những khó khăn trong việc huy động kinh phí cho việc xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, đặc biệt đối với Việt Nam - nơi đang có cơ sở hạ tầng yếu kém. Để  đưa “hai hành lang, một vành đai kinh tế  sớm đi vào khai thác một số đại biểu kiến nghị với nhà nước Việt Nam và Trung Quốc nên xem xét xây dựng một số khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở ở cả Trung Quốc và Việt Nam (có thể ở Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Khẩu, Mông Tự, Phòng Thành và một số địa phương khác). Một số đại biểu còn đề nghị tạo sự giao thương thuận lợi hơn nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó vấn đề “thông quan” ở các cửa khẩu quốc tế được đặc biệt nhấn mạnh.
Nhìn chung, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và các nhà lãnh đạo một số địa phương Việt Nam, Trung Quốc hết sức phong phú, đa dạng và vô cùng quý giá. Tất cả các ý kiến đều hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt - Trung”, xây dựng khu vực ASEAN- Trung Quốc phồn vinh, năng động.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam nói: “Qua một ngày Hội thảo, các nhà khoa học, các vị khách quý Trung Quốc và Việt Nam đã trình bày ý kiến của mình về nhiều nội dung liên quan đến các giải pháp phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung hết sức phong phú. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang phát triển sâu rộng và mạnh mẽ hiện nay, Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế. 
Hội thảo lần này là cơ hội để chúng ta trao đổi tìm ra các giải pháp nhằm góp phần cung cấp các luận cứ khoa học để thúc đẩy xây dựng hai hành lang một vành đai sớm đi vào thai thác”.
Sau một ngày làm việc tích cực, khẩn trương, Hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt Nam- Trung Quốc trong bối cảnh mới” đã thành công tốt đẹp.

                                                        TS. Nguyễn Đình Liêm




Các tin khác

Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân: kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam
Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO: chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam
Phát triển hai hành lang. một vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc
Hội nghị cộng tác viên năm 2007
Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh thành Việt - Trung lần thứ V
Hội thảo khoa học về Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hội thảo lý luận lần thứ IX giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử”
Hội thảo khoa học: Chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc
Hội thảo quốc tế: quan hệ kinh tế Việt - Trung trong bối cảnh mới
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn