TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9831996
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 9 và 9 tháng năm 2009 (06/01/2010)


I. Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 9 - 2009

    Điểm nhấn trong vận hành kinh tế tháng 9 của Trung Quốc chính là: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng đến 18,9% sau một năm sụt giảm; Đà suy giảm xuất khẩu cũng chậm nhất trong vòng chín tháng qua; Dự trữ ngoại tệ đạt mốc cao mới; Lượng phát hành trái phiếu của Trung Quốc đạt kỷ lục và giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng cao. GDP quí III đạt 8,9%, trong đó nhóm ngành nông nghiệp tăng 4%, nhóm ngành công nghiệp tăng 7,5%, nhóm ngành dịch vụ tăng 8,8%.
    Theo số liệu của Bộ Thương mại, FDI tháng 9 của Trung Quốc đạt 7,899 tỷ USD, tăng 18,9% so với tháng 9 - 2008, là mức tăng lớn nhất kể từ đầu năm 2009 tới nay. Đây là dấu hiệu cho thấy việc kinh tế nước này phục hồi đang thu hút trở lại các nhà đầu tư nước ngoài sau một năm sụt giảm. Sau khi sụt giảm 10 tháng liên tục, đến tháng 8 FDI tăng 7%, tháng 9 là 18,9%, đạt 7,899 tỷ USD.Trong tháng 9 - 2009, số các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới được cấp phép đầu tư tại Trung Quốc tăng gần 11%. Tổng đầu tư nước ngoài trực tiếp thực tế trong 9 tháng đầu năm nay là 63,8 tỷ USD, vẫn giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Và nếu xét về giá trị tuyệt đối thì FDI trong tháng 9 chỉ xếp thứ ba, đứng sau mức 8,4 tỷ USD của tháng 3 và 8,96 tỷ USD của tháng 6. Số liệu từ tháng 7 đến tháng 9 cho thấy, FDI đã có xu thế từng bước tăng trưởng ổn định.
    Một điểm sáng nữa trong tháng 9 chính là dấu hiệu khả quan về tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Theo số liệu công bố ngày 14-10 của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 218,94 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại tăng 14,2% so với tháng trước (8-2009). Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều vượt 100 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 115,93 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nếu so với tháng trước lại tăng 11,8%, đây là tháng thứ ba liên tiếp có kim ngạch xuất khẩu vượt 100 tỷ USD và cũng là tháng có mức độ sụt giảm thấp nhất trong vòng chín tháng qua; nhập khẩu đạt 103,01 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại tăng 17% so với tháng 8-2009. Như vậy tháng 9 có mức sụt giảm về kim ngạch nhập khẩu thấp nhất kể từ tháng 11-2008. Trước đó giới phân tích đưa ra con số dự đoán là giảm 15%, trong khi tháng 8 nhập khẩu giảm 17%. 
    
Về dự trữ ngoại tệ, theo số liệu công bố ngày 14-10 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tính đến quý III - 2009, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục mới là 2.272,6 tỷ USD, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng quý III, khoản dự trữ ngoại tệ tăng thêm là 141 tỷ USD, tiếp tục xu thế tăng cao của quý II. (Sau khi lượng dự trữ ngoại tệ chỉ tăng vỏn vẹn 7,7 tỷ USD trong quý I, quý II tăng kỷ lục 178 tỷ, quý III là 141 tỷ USD).
    
Tháng 9, quy mô phát hành trên của Trung Quốc đạt 1351,57 tỷ NDT, lập kỷ lục mới trong năm nay. Cùng thời gian này, lượng phát hành trái phiếu đã tăng 74% so với tháng 8-2009. Số liệu cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, đã phát hành 694 lượt trái phiếu trên thị trường chứng khoán, với tổng mức phát hành là 6299,096 tỷ NDT, tăng 80% so với tổng mức phát hành trong năm ngoái. Điều đáng chú ý, riêng trong tháng 9 đã phát hành 13 lần, lượng phát hành trái phiếu chính phủ tăng lên, tổng trị giá đạt 199,84 tỷ NDT, tăng 52% so với tháng trước. Ngoài ra, còn phát hành 11 tỷ NDT . 
    
Tháng 9, thu nhập tài chính toàn quốc đạt 560,94 tỷ NDT, tăng 139,21 tỷ NDT so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng 33%. Đây là tháng thứ năm liên tiếp có mức thu nhập tài chính toàn quốc tăng trưởng. Tính từ tháng 1 - 9, tổng thu nhập tài chính toàn quốc đạt 5.151,89 tỷ NDT, tăng 257,20 tỷ NDT so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng 5,3%.
    Về cung ứng tiền tệ: Theo số liệu công bố ngày 15-10 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong tháng 9, khối lượng tiền NDT cho vay mới tăng 516,7 tỷ NDT, nhiều hơn 106,3 tỷ NDT so với tháng 8, tăng 25,9% so với tháng trước. Tháng 9 cũng là tháng có lượng cho vay tăng mới nhiều nhất trong quý III. Vượt xa so với mức dự kiến khoảng 400 tỷ NDT. Lượng cung ứng tiền tệ trong tháng 9 vẫn tiếp tục tăng trưởng, đầu tháng 9 lượng cung tiền tệ M2 đạt 58.540 tỷ NDT, tăng trưởng 29,31%, mức độ tăng trưởng cao hơn 11,49 điểm % so với đầu năm trước, còn nếu so với đầu tháng trước thì cao hơn 0,78 điểm %.  Lượng cung tiền tệ M1 đạt 20.170 tỷ NDT, tăng trưởng 29,51%, mức độ tăng trưởng cao hơn 20,45 điểm % so với đầu năm trước, còn nếu so với đầu tháng trước thì cao hơn 1,79 điểm %. Lượng tiền tệ lưu thông trên thị trường M0 đạt 3.680 tỷ NDT, tăng trưởng 15,96%.
    
Điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng của M1 và M2 đã đạt kỷ lục mới trong lịch sử, đạt tới 29,51% và 29,31%. Và tốc độ tăng trưởng của M1 lần đầu tiên vượt qua M2 trong gần 17 tháng qua tính từ tháng 4 -2008 trở lại đây. Giới phân tích trong ngành cho rằng, tốc độ tăng trưởng của M1 sẽ còn tiếp tục cao hơn của M2 trong giai đoạn tới. Hơn nữa, theo sự nâng cao về mức độ linh hoạt của kinh tế, kinh tế Trung Quốc đã bước sang giai đoạn phát triển “lạnh”, tăng trưởng bình ổn,  chứ không “nóng” như trước đây.
    
Tốc độ tăng trưởng của M1 đạt tới 29,51% cho thấy mức độ linh hoạt của nền kinh tế đang được tăng cường. Vì vậy, có người dự đoán trong vài tháng tới, tốc độ tăng trưởng của M1 vẫn sẽ duy trì ở mức cao. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của M2 cũng tương đối cao, cho thấy mức độ lưu động cao của thị trường, dự đoán trong giai đoạn tới sẽ xuất hiện sự suy giảm nhất định, nhưng về tổng thể tính lưu động vẫn được đảm bảo.
    
Thị trường nhà đất Trung Quốc vẫn có xu hướng tiếp tục nóng lên. Tháng 9, giá nhà ở tại 70 thành phố lớn và vừa của Trung Quốc đã tăng tới 2,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,7% so với tháng trước, mức độ tăng mở rộng 0,8% so với con số 2% của tháng 8. Đây là mức tăng cao mới trong 12 tháng trở lại đây. Xu hướng tăng giá nhà (kể cả nhà mới xây dựng và nhà đã qua sử dụng) vẫn chiếm phần lớn, số đông ở các tỉnh thành trong cả nước và có xu hướng ngày càng mở rộng. Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản đứng trước nguy cơ “bong bóng”.
    
Về thị trường ô tô, trong tháng 9 lượng tiêu thụ ô tô các loại đạt 1,015 triệu chiếc, tăng trưởng đến 83,62%, tăng 18,27% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp kể từ sau tháng 3-2009 có lượng tiêu thụ ô tô trong nước đạt trên 1 triệu xe/tháng.  Ba quý đầu năm 2009, lượng tiêu thụ ô tô trên cả nước đạt 7,2415 triệu xe, tăng trưởng 41,90%, mức độ tăng trưởng mở rộng 30,54 điểm % so với cùng kỳ năm trước. 
    
Lượng dùng điện trong tháng 9 có tốc độ tăng mạnh, số liệu công bố ngày 15-10 của Cục Năng lượng quốc gia cho thấy, tháng 9 lượng dùng điện trên cả nước ước đạt 322.408 tỷ Kwh, tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước, mở rộng 2 điểm % so với tháng trước.Đến tháng 6 - 2009, dưới tác động của lượng dùng điện trong công nghiệp tăng nên lượng dùng điện trong tháng 6 mới tăng trở lại sau 8 tháng suy giảm, đạt 4,3%, tháng 7 lượng dùng điện tiếp tục tăng đạt 6%, tháng 8 là 8,22%. Điều này cho thấy xu thế phục hồi ngày càng rõ nét.
    
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 9 là 54,3%, tăng 0,3 điểm % so với mức 54% trong tháng 8, là mức cao nhất kể từ tháng 5-2008 đến nay. Đây cũng là tháng thứ bảy liên tiếp chỉ số PMI của Trung Quốc vượt ngưỡng 50% và liên tục tăng (Mức 50% là không thay đổi so với tháng trước, trên 50% cho thấy sự ). Điều này cho thấy ngành kinh tế chế tạo về tổng thể vẫn tiếp tục duy trì xu thế phục hồi, và ngày càng vững chắc.
    Tháng 9, CPI tiếp tục tăng trưởng âm nhưng mức độ suy giảm có thu hẹp, tuy nhiên nếu so với tháng trước thì CPI đã bắt đầu tăng. Mức độ suy giảm của CPI tháng 9  thu hẹp so với tháng 8, tháng 8 CPI giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,5% so với tháng trước. 
    
Về tình hình kinh tế công nghiệp, đà tăng kinh tế công nghiệp được giữ vững, mức tăng của kinh tế công nghiệp tháng 8 đạt 12,3%, tháng 9 tiếp tục giữ được đà tăng trưởng.
    
Tóm lại, với những tín hiệu đáng mừng về tình hình xuất nhập khẩu, FDI, dự trữ ngoại tệ, thu nhập tài chính… đã nêu cho thấy, các hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc đang được mở rộng. Sự hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng vững chắc hơn.

II. Tình hình kinh tế Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2009
 

    Quý I - 2009, kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,1% -  mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sang quý II, chính sách kích cầu của Chính phủ Trung Quốc bắt đầu có hiệu quả; đầu tư TSCĐ tăng mạnh và hoạt động tín dụng bùng nổ trong quý II, đặc biệt là trong tháng 6-2009 đã khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 7,9%. 
    GDP quí III tăng 8,9%. Sở dĩ như vậy vì hàng loạt các chỉ số của quý III đều cao hơn quý II. Kết quả điều tra tình hình các doanh nghiệp trong cả nước được Cục Thống kê Nhà nước công bố ngày 13 -10 cho thấy, quý III chỉ số về tình hình triển vọng doanh nghiệp toàn quốc  là 124,4 điểm, cao hơn 8,5 điểm so với quý II. Chỉ số lòng tin của các nhà doanh nghiệp công bố cùng ngày tăng đạt 120,1 điểm, cao hơn 9,9 điểm so với quý II. Hai chỉ số này cho thấy tình hình kinh tế quý III có nhiều khởi sắc hơn so với quý II, lòng tin cũng bắt đầu tăng lên, vì thế GDP quý III vượt 8% sẽ trở thành thiện thực. Ngoài ra, chỉ số quản lý thu mua PMI tính đến tháng 9 đã là bảy tháng liên tục vượt 50% và ngày càng mở rộng, mặc dù mức độ mở rộng của tháng sau so với tháng trước khá nhỏ những cũng đủ cho thấy các hoạt động của nền kinh tế đang được mở rộng, và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng tăng cường.
    
Về xuất nhập khẩu, theo số liệu thống kê của Hải quan, 3 quý năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc đạt 1557,82 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu đạt 836,65 tỷ USD, giảm 21,3%; nhập khẩu đạt 711,17 tỷ USD, giảm 20,4%. Xuất siêu thương mại đạt 135,48 tỷ USD, giảm 26%.
    
Trong thương mại song phương với các đối tác thương mại chính, EU vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại đạt 260,05 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đó với Mỹ, tổng kim ngạch thương mại đạt 211,88 tỷ USD, giảm 15,8%; thứ ba là với , tổng kim ngạch song phương đạt 162,22 tỷ USD, giảm 20%. 
    Về các mặt hàng xuất khẩu, thống kê cho thấy, 3 quý năm nay, tốc độ giảm của xuất khẩu các mặt hàng tập trung nhiều lao động đều thu hẹp. Trong đó, xuất khẩu thời trang và phụ kiện quần áo là 78,54 tỷ USD, giảm 10,2%; xuất khẩu giày 20,89 tỷ USD, giảm 5,6%; xuất khẩu 17.73 tỷ USD, giảm 8,5%; xuất khẩu sản phẩm cơ điện 496,37 tỷ USD, giảm 19,6%.
    
Về các mặt hàng nhập khẩu, từ quý I đến quý III, nhập khẩu hàng thứ cấp là 201,32 tỷ USD, giảm 31,6%, nhưng số lượng nhập khẩu hàng tổng hợp chính đều tăng. Cụ thể, nhập khẩu đạt 470 triệu tấn, tăng 35,7%, với giá nhập khẩu bình quân 77,7 USD/1 tấn; nhập khẩu 150 triệu tấn, tăng 8,2%, giá bình quân 401,1 USD/1 tấn; nhập khẩu 32,36 triệu tấn, tăng 12,8%, giá nhập khẩu 434,8 USD/1 tấn.
    
Tuy nhiên, cùng thời gian này, nhập khẩu sản phẩm chế tạo công nghiệp là 509,85 tỷ NDT, giảm 14,8% so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu sản phẩm cơ điện là 345,93 tỷ USD, giảm 16,8%; nhập khẩu ô tô 257 nghìn chiếc, giảm 16,8%; riêng nhập khẩu thép 13,38 triệu tấn, tăng 8,6%.
    
Về khoản cho vay tăng mới, theo số liệu công bố ngày 14 -10 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ba quý đầu năm nay, quy mô các khoản cho vay tăng mới bằng đồng NDT đạt tới 8.670 tỷ, tăng nhiều hơn 5.190 tỷ NDT so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 9, khoản cho vay mới tăng 516,7 tỷ NDT, so với tháng 8 nhiều hơn 106,3 tỷ NDT, tăng 25,9% so với tháng 8. Tháng 9 cũng là tháng có lượng cho vay tăng mới nhiều nhất trong quý III.
    
Về thu hút FDI: Sau một năm sụt giảm, đến tháng 8-2009 FDI vào Trung Quốc mới tăng trở lại đạt 7%, tháng 9 mức tăng đạt 19%. Hai tháng tăng này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh tế Trung Quốc. Với việc kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh, sự tiếp tục phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ khiến FDI có xu hướng tăng trở lại trong thời gian tới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế trong chín tháng đầu năm nay là 63,8 tỷ USD vẫn giảm 14% so với mức cao của cùng kỳ năm trước.
    
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mà sản lượng tiêu thụ ô tô trong một tháng đạt trên 1 triệu xe. Tính đến tháng 9 mức tiêu thụ của thị trường ô tô Trung Quốc đã 7 tháng liền vượt mức 1 triệu xe/tháng.
    
Về thị trường nhà đất, ba quý đầu năm 2009, hoàn thành đầu tư phát triển bất động sản trong cả nước đạt 2.505 tỷ NDT, tăng trưởng 17,7%,  mức độ tăng cao hơn 3 điểm % so với giai đoạn từ tháng 1- 8, nhưng so với ba quý đầu năm trước thì giảm 8,8 điểm %.
    
Tính từ tháng 3-2009 đến nay diện tích tiêu thụ nhà thương mại trong cả nước có xu thế tăng trưởng rất nhanh, từ tháng 1-3, diện tích tiêu thụ nhà thương mại tăng trưởng 8,2%; bước sang tháng 4 thị trường nhà đất có dấu hiệu khởi sắc nên diện tích tiêu thụ nhà thương mại trong giai đoạn từ tháng 1-4 đã tăng 17,5%; bắt đầu từ tháng 5, xu thế tăng trưởng của thị trường nhà đất Trung Quốc ngày càng mạnh: từ tháng 1-5 tăng trưởng 25,2%; từ tháng 1-6 tăng trưởng 31,7%; từ tháng 1-7 tăng trưởng 37,1%; từ tháng 1-8 con số này là 42,9%; từ tháng 1-9 diện tích tiêu thụ nhà thương mại trong cả nước đạt 583,71 triệu m2, tăng trưởng 44,8% so với cùng kỳ năm trước. 
    
Tóm lại, kinh tế Trung Quốc chín tháng đầu năm 2009 cho thấy những dấu hiệu phục hồi ngày càng rõ nét, triển vọng những tháng cuối năm còn khả quan hơn. Song bên cạnh đó thì trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Tuy vậy mục tiêu GDP tăng trưởng 8% trong năm nay có cơ sở vững chắc để thực hiện được.

III. Triển vọng của kinh tế Trung Quốc quý IV – 2009 

    Trên cơ sở tình hình kinh tế quý III tốt, dự kiến quý IV năm nay, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục đà phát triển của quý III, và thậm chí sẽ có nhiều khởi sắc hơn. Nguyên nhân là sự tiếp tục phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ khiến nhu cầu bên ngoài tăng, giúp xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục tăng trở lại. Theo phân tích của các chuyên gia, nhìn chung bức tranh xuất khẩu sẽ khá hơn trong các tháng tới, mức tăng sẽ được duy trì thường xuyên và tháng sau sẽ cao hơn tháng trước. Hiện đang có một số đơn hàng đặt gấp cho mùa Giáng sinh, vì thế xuất cảng trong tháng 11 và 12 sẽ gia tăng.    
    
Việc nhập khẩu giảm chủ yếu do đơn hàng nhập quặng sắt quá lớn, tới 64,6 triệu tấn, thực hiện trong tháng Chín. Quặng này là nguyên liệu để làm sắt thép, và gói kích cầu của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động xây dựng trong nước, khiến nhu cầu tiêu thụ sắt thép gia tăng.
    
Mặc dù tình hình xuất nhập khẩu có triển vọng như vậy nhưng các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Và để hỗ trợ cho xuất khẩu, từ ngày 1-8-2008 đến 1-6-2009 Trung Quốc đã có đến 7 lần điều chỉnh tăng tỷ lệ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu (vào các ngày 1-8-2008, 1-11-2008, 1-12-2008, 1-1-2009, 1-2-2009, 1-4-2009 và 1-6-2009), và cải thiện bảo hiểm tín dụng cho xuất khẩu. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương nước này cũng duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ ổn định kể từ tháng 7 - 2008 để ngăn chặn đà tăng của đồng NDT so với đồng USD, sau khi đồng tiền này đã tăng 21% trong ba tháng trước đó, nhằm hỗ trợ xuất khẩu.
    
Dự báo về khoản cho vay tăng mới 4 tháng cuối năm, theo tin từ Công ty chứng khoán Galaxy Securities, các khoản vay mới hàng tháng bằng đồng Nhân dân tệ trong vòng 4 tháng tới của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt tới 450 tỷ NDT, tương đương với 65,9 tỷ USD.
    
Việc tăng cao khoản vay mới là để giải ngân khoản cho vay của  nguồn vốn trung và dài hạn khi mà tốc độ đầu tư vào tài sản cố định đang tăng nhanh, trong đó phải kể đến lần giải ngân vào quý 4 năm nay của gói kích cầu 4.000 tỷ NDT được Chính phủ Trung Quốc công bố hồi tháng 11-2008, nên khoản vay mới sẽ tăng cao. Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc cho biết, lượng đầu tư vào TSCĐ ở các khu vực thành phố của Trung Quốc đã tăng mạnh tới 33% trong 8 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,3 nghìn tỷ NDT.
    
Galaxy cũng đề cập đến việc tổng giải ngân cho khoản vay mới cả năm 2009 sẽ đạt tới 10.000 tỷ NDT, con số gần sát với dự đoán của nhiều đơn vị tài chính khác của Trung Quốc. Được biết, mới đây  Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã công bố các khoản vay mới trong 8 tháng đầu năm đạt tới con số kỷ lục 8.150 tỷ NDT, vượt xa mức mục tiêu 5.000 tỷ cho cả năm 2009.
    
Một số học giả cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế Trung Quốc năm 2009 là giữ được mức độ tăng trưởng (8%), còn mục tiêu năm 2009 là điều chỉnh về kết cấu. “Báo cáo mùa Thu năm 2009: Phân tích và dự báo về tình hình kinh tế Trung Quốc” công bố ngày 10-10 của Viện KHXH Trung Quốc, dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 8,3%. Báo cáo của Đại học Thanh Hoa dự báo kinh tế Quí 4 đạt mức tăng trên 9% và mức tăng GDP cả năm đạt 8,17%. Goldman Sachs và Morgan Stanley cho rằng, kinh tế thực của Trung Quốc giữ được đà phục hồi, giảm phát đã đi vào hồi kết, mức tăng GDP quí 3 dự kiến đạt gần 9,5%. Công ty chứng khoán Shenyin Wanguo dự báo mức tăng GDP quí III của Trung Quốc đạt 9,2%, cả năm đạt 10,1%. Báo cáo quan sát kinh tế của nhóm CCER thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP quí 4 của Trung Quốc có thể đạt 10,6%.
    
Ngày 21-10-2009, Quốc vụ viện Trung Quốc đã họp bàn về công tác kinh tế quí IV. Hội nghị đã đưa ra một số trọng điểm công tác quí IV như sau: (1). Giữ mức tăng ổn định nhu cầu. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách về thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân, tích cực  thúc đẩy tiêu dùng cuối cùng,.. (2). Làm tốt công tác sản xuất nông nghiệp đặc biệt là vụ thu đông. (3). Tích cực thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu và tiết kiệm năng lượng, nắm chắc qui hoạch điều chỉnh chấn hưng ngành nghề trọng điểm, nghiên cứu đưa ra một số chính sách thúc đẩy sáp nhập và tái cơ cấu ngành, khuyến khích đào thải các ngành sản xuất lạc hậu; (4). Tăng cường điều tiết về gaz, điện, dầu,..(5). Tiếp thúc thúc đẩy cải cách trọng điểm. Tích cực làm tốt 5 trọng điểm cải cách y tế, thúc đẩy thí điểm bảo hiểm dưỡng lão nông thôn,..(6). Làm tốt công tác tiền tệ tài chính. (7). Coi trọng cao độ và xử lí thỏa đáng những vấn đề liên quan tới đời sống nhân dân.

 

Thu Hiền-Đức Cẩn st.




Các tin khác

Thông tin bảo vệ luận văn Cao học (23/12/2009)
Thong bao tuyen dung (29/09/2009)
Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường đến thăm và nói chuyện tại Viện nghiên cứu Trung Quốc (28/09/2009)
Viện Nghiên cứu Trung Quốc thăm và khảo sát xã Tân Thanh(Lạng Sơn) (16/03/2009)
Thông tin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước (05/02/2009)
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008 của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (08/01/2009)
Viện Nghiên cứu Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thành lập (1993 -2008) (31/12/2008)
15 người ngoại quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc (19/12/2008)
Chuyến công tác trao đổi khoa học tại Singapore và Malayxia (27/11/2008)
Chuyến thăm và khảo sát của cán bộ Viện Nghiên Cứu Trung Quốc tại hai tỉnh Quảng Tây và Hải Nam - Trung Quốc (03/07/2008)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn