TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9836897
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Thông tin bảo vệ luận văn thạc sĩ (14/06/2010)


    Ngày 05-03-2010, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, học viên Chử Đình Phúc – nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới với đề tài: “Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thế kỷ XIV-XIV ”. Hội đồng chấm luận văn đánh giá đây là đề tài mới, tư liệu phong phú, có nội dung mở và liên hệ rộng nhiều mặt, có đóng góp về học thuật.
    
Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc của châu á, quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản có vị trí quan trọng trong lịch sử quan hệ ở Đông á, ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện chính trị, kinh tế của khu vực châu á - Thái Bình Dương. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản là mối quan hệ truyền thống, được thiết lập từ sớm và luôn biến đổi theo tình hình quốc tế và khu vực. Thế kỷ XIV-XVII là thời kỳ mà quan hệ giữa hai nước vừa có sự phát triển tiếp nối của mối quan hệ truyền thống vừa mang những nội dung và đặc điểm mới.
    
Luận văn đã trình bày những nội dung chủ yếu và nổi bật trong mối quan hệ hai nước thời kỳ này, đó là “thương mại triều cống”, thương mại tư nhân, vấn đề cướp biển và chiến tranh Triều Tiên (1592-1597). Trong đó, nổi bật nhất là quan hệ giữa hai nước trong khuôn khổ “hệ thống triều cống” - trật tự quan hệ quốc tế lấy Trung Quốc làm trung tâm dựa trên “quan niệm Hoa Di” của Nho giáo đã từng tồn tại hàng nghìn năm trong thời kỳ cổ - trung đại ở khu vực Đông á. 
    
Luận văn đã phát hiện ra một vấn đề bản chất trong cách nhìn của các triều đại phong kiến Trung Quốc là luôn muốn thiết lập và duy trì mối quan hệ triều cống - một chế độ quan hệ thần thuộc giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, trong đó có Nhật Bản. Trên thực tế, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xây dựng một “Trật tự của thế giới Trung Hoa (The Chinese world order) trong đó Trung Quốc luôn giữ vai trò trung tâm và chi phối. Ngược lại, trong các mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực thời kỳ này, Nhật Bản luôn là một hiện tượng dị biệt. Nhật Bản vừa muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc để tìm kiếm những lợi ích kinh tế, tiếp thu các giá trị văn hóa của văn minh Trung Hoa, vừa muốn thông qua các mối bang giao khu vực, quốc tế nhằm củng cố sức mạnh quốc gia, tạo nên thế đối trọng với Trung Quốc để thoát ra khỏi “Trật tự Trung Hoa” và xây dựng trật tự quốc tế mới ở Đông á với Nhật Bản là trung tâm.

P.V

 






Các tin khác

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc nhận Bằng “Tiến sĩ Danh dự Viện Viễn Đông, VHLKH Nga” (30/05/2010)
Thông báo về việc thi tuyển Viên chức (23/03/2010)
Cán bộ Viện nghiên cứu trung quốc đi trao đổi khoa học tại Trung Quốc (21/01/2010)
Chuyến công tác của đoàn cán bộ Viện KHXH Việt Nam tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc (20/01/2010)
Những sự kiện ảnh hưởng đến Trung Quốc trong 60 năm qua (20/01/2010)
Tình hình kinh tế trung quốc tháng 11 và 11 tháng năm 2009 (08/01/2010)
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 10 và 10 tháng năm 2009 (07/01/2010)
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 9 và 9 tháng năm 2009 (06/01/2010)
Thông tin bảo vệ luận văn Cao học (23/12/2009)
Thong bao tuyen dung (29/09/2009)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn