Số liệu công bố của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 20-1-2011 cho thấy,
theo tính toán sơ bộ, cả năm GDP đạt 39.798,3 tỷ NDT, tính theo giá có thể so sánh,
tăng trưởng 10,3% so với năm trước, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 1,1 điểm phần trăm
so với năm 2009.
Phân theo quý thì quý I tăng trưởng 11,9%; quý II tăng trưởng 10,3%; quý III
là 9,6% và quý IV là 9,8%.
Nếu phân theo khu vực thì khu vực I (nông nghiệp) đạt 4049,7 tỷ NDT, tăng trưởng
4,3%; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) đạt 18.648,1 tỷ NDT, tăng trưởng
12,2%; khu vực III (dịch vụ) đạt 17.100,5 tỷ NDT, tăng trưởng 9,5%.
Sản
xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định, sản lượng lương thực liên tục tăng trong
7 năm liền. Cả năm tổng sản lượng lương thực đạt tới 546,41 triệu tấn, tăng trưởng 2,9% so với năm trước, liên tục tăng trong
7 năm liền. Sản lượng thịt các loại duy trì tăng trưởng ổn định, cả năm sản
lượng thịt lợn, bò, dê,… đạt 77,8 triệu tấn, tăng trưởng 3,6%. Trong đó, sản lượng thịt
lợn đạt 50,7 triệu tấn, tăng trưởng 3,7%.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình
ổn, lợi nhuận của các doanh nghiệp nâng cao với mức độ lớn. Cả năm các doanh
nghiệp công nghiệp có quy mô (doanh nghiệp có mức doanh thu bình quân trên 5 triệu
NDT/ năm) có mức giá trị tăng 15,7% so với năm trước, mức độ tăng nhanh hơn 4,7
điểm phần trăm so với năm trước.
Phân theo quý thì quý I công nghiệp tăng trưởng 19,6%, quý II tăng trưởng
15,9%, quý III tăng trưởng 13,5% và quý IV tăng trưởng 13,3%.
Nếu phân theo loại hình kinh tế thì doanh nghiệp nhà nước và nhà nước chiếm
cổ phần khống chế tăng trưởng 13,7%, các doanh nghiệp tập thể tăng trưởng 9,4%;
các doanh nghiệp cổ phần tăng trưởng 16,8%;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vốn của Đài Loan, Hồng Công,
Ma Cao tăng trưởng 14,5%.
Nếu phân theo công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ thì
cả năm, ngành công nghiệp nặng tăng trưởng 16,5% so với cùng kỳ năm trước; công
nghiệp nhẹ tăng trưởng 13,6%.
Nếu phân theo vùng miền thì, công nghiệp của miền Đông tăng trưởng 14,9%, miền
Trung có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước đạt 18,4%, còn miền Tây
tăng trưởng 15,5%.
11 tháng đầu năm, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô trên
cả nước đạt 3.882,8 tỷ NDT, tăng trưởng 49,4%, tăng nhanh hơn 41,6 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Trong 39 ngành công nghiệp lớn thì có đến 38 ngành có
lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư TSCĐ duy trì mức tăng trưởng tương đối nhanh,
kết cấu đầu tư tiếp tục được cải thiện. Cả năm 2010, đầu tư TSCĐ toàn xã hội
đạt 27.814 tỷ NDT, tăng trưởng 23,8%, mức độ tăng giảm 6,2 điểm phần trăm so với
năm trước. Loại trừ yếu tố giá cả, tăng trưởng thực tế đạt 19,5%. Cả năm, đầu tư
bất động sản đạt 4.826,7 tỷ NDT, tăng trưởng 33,2%.
Nếu phân theo ngành nghề, cả năm đầu tư cho khu vực I (nông nghiệp) tăng trưởng
18,2%; cho khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng trưởng 23,2%; cho khu vực III
(dịch vụ) tăng trưởng cao nhất, đạt 25,6%.
Nếu phân theo khu vực, thì đầu tư ở khu vực miền Đông có mức tăng trưởng thấp
nhất cả nước đạt 22,8%; đầu tư ở miền Trung có mức tăng trưởng cao nhất cả nước
đạt 26,9%, đầu tư ở miền Tây tăng trưởng 26,2%.
Tiêu dùng tăng trưởng tương đối nhanh và bình
ổn, những điểm nóng về tiêu dùng được tiêu thụ với mức độ lớn. Cả năm, kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng toàn xã hội đạt
15.455,4 tỷ NDT, tăng trưởng 18,4% so với năm trước; loại trừ yếu tố giá cả, tăng
trưởng thực tế đạt 14,8%. Điểm nóng về tiêu dùng tăng trưởng với tốc độ nhanh, trong
năm qua do giá vàng biến động lớn nên tiêu dùng vàng và trang sức có mức tăng trưởng cao nhất đạt tới 46%; tiếp đến là đồ gia
dụng tăng trưởng 37,2%; ô tô các loại tăng trưởng 34,8%; đồ điện gia dụng và các
thiết bị âm thanh tăng trưởng 27,7%.
Giá cả
thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước, giá cả thực phẩm có mức độ tăng tương
đối lớn. Cả năm 2010, CPI tăng 3,3% so với năm trước. Trong
đó, giá cả ở khu vực
thành thị tăng 3,2%; giá cả ở khu vực nông thôn tăng cao hơn đạt 3,6%. Góp phần
khiến CPI tăng cao chủ yếu là do chỉ số giá nhóm thực phẩm (tăng 7,2%) và chỉ số
giá nhóm nhà ở (tăng 4,5%)… bên cạnh đó thì chỉ số giá của
nhóm quần áo lại giảm 1,0%, chỉ số giá nhóm giao thông và thông tin liên lạc giảm
0,4%.
Diễn biến về chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm
2010 (xem bảng)
Tháng 1
|
Tháng 2
|
Tháng 3
|
Tháng 4
|
Tháng 5
|
Tháng 6
|
1,5%
|
2,7%
|
2,4%
|
2,8%
|
3,1%
|
2,9%
|
Tháng 7
|
Tháng 8
|
Tháng 9
|
Tháng 10
|
Tháng 11
|
Tháng 12
|
3,3%
|
3,5%
|
3,6%
|
4,4%
|
5,1%
|
4,6%
|
Chỉ số PPI năm 2010 tăng 5,5% so với năm trước; trong đó PPI tháng 12 tăng 5,9%, tăng 0,7% so với tháng trước.
Về giá nhà ở, theo số liệu của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố
ngày 17-1-2011, trong tháng 12-2010, giá nhà ở tại 70 thành phố lớn và vừa của Trung
Quốc tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, về mức độ tăng mặc dù có giảm 1,3 điểm
phần trăm so với tháng trước (11-2010), nhưng về giá trị vẫn tăng 0,3% so với tháng
trước.
Cả năm
2010, diện tích tiêu thụ nhà ở thương mại trong cả nước là 1.043 triệu m2, tăng
trưởng 10,1% so với năm trước, tăng 0,3 điểm phần trăm so với 11 tháng đầu năm(2).
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ
tương đối nhanh, xuất siêu có phần thu hẹp. Cả năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2.972,8 tỷ USD, tăng trưởng
34,7% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.577,9 tỷ USD, tăng trưởng
31,3%; nhập khẩu đạt 1.384,8 tỷ USD, tăng trưởng 38,7%. Thặng dư thương mại cả năm
2010 đạt 183,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với năm trước.
Thu nhập của người dân thành thị và nông thôn
tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh hơn thành thị. Cả năm, tổng thu nhập bình quân đầu người của người dân
thành thị đạt 21.033 NDT, tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, thu nhập bình
quân có thể tiêu dùng của người dân thành thị là 19.109 NDT, tăng trưởng 11,3%,
loại trừ nhân tố giá cả, tăng trưởng thực tế 7,8%. Thu nhập thuần bình quân đầu người của người dân
nông thôn là 5.919 NDT, tăng trưởng 14,9%, loại trừ nhân tố giá cả, tăng trưởng
thực tế 10,9%.
Lượng cung ứng tiền tệ tăng trưởng ổn định. Tính đến cuối tháng 12, lượng cung ứng tiền tệ M2 đạt 72.600 tỷ NDT, tăng trưởng 19,7%, mức
độ tăng giảm 8,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; lượng cung ứng tiền tệ
M1 đạt 26.700 tỷ NDT, tăng trưởng 21,2%, giảm 11,2 điểm phần trăm; lượng tiền tệ
trong lưu thông M0 đạt 4.500 tỷ NDT, tăng trưởng 16,7%, tăng nhanh hơn 4,9 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thu Hiền-Thùy Liên st.