TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9834307
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Thông tin bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế (12/06/2012)

Ngày 31-5-2012, tại Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Đại học Vân Nam-Trung Quốc, nghiên cứu sinh Phạm Hồng Yến - Cán bộ viện Nghiên cứu Trung Quốc đã bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, với đề tài: “Nghiên cứu Việt Nam tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS)”, do Giáo sư Liu Zhi (Lưu Trĩ) hướng dẫn.


Luận án đi sâu phân tích động cơ Việt Nam tham gia hợp tác GMS; quá trình tham gia hợp tác GMS, chính sách chiến lược của Việt Nam đối với hợp tác GMS; làm nổi bật những thành tựu đạt được qua 20 năm hợp tác GMS và những tồn tại; đồng thời nêu kiến nghị chính sách nhằm tăng cường hiệu quả tham gia hợp tác GMS của Việt Nam. Luận án cho rằng, Việt Nam tham gia hợp tác GMS nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia. Do đó, từ khi cơ chế hợp tác GMS ra đời năm 1992, Việt Nam đã tích cực tham gia mọi chương trình hợp tác trong khuôn khổ GMS. Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, trong đó, hợp tác cơ sở hạ tầng giao thông và hợp tác thương mại đạt kết quả nổi bật nhất, đặc biệt, hành lang kinh tế Đông-Tây tiến triển nhanh nhất, mang lại hiệu quả rõ rệt nhất trong số các hành lang kinh tế Việt Nam tham gia.

Luận án khẳng định, tham gia hợp tác GMS đem lại nhiều lợi ích đối với Việt Nam. Về kinh tế, hợp tác GMS đã hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và thuận lợi, nối liền các tỉnh thành trong nước với các nước Tiểu vùng, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước GMS, tạo động lực phát triển kinh tế và cải thiện đời sống xã hội vùng biên, vùng sâu vùng xa của Việt Nam, giúp thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Về an ninh, tham gia hợp tác GMS tạo môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, có lợi cho Việt Nam giữ ổn định vùng biên, bảo đảm an ninh quốc gia. Về ngoại giao, hợp tác GMS củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam tham gia hợp tác GMS vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi, đó là do những nguyên nhân chính sau: (1) Việt Nam chưa hoạch định khung chiến lược tổng thể cấp quốc gia về hợp tác GMS; (2) Cơ chế và thể chế hợp tác chưa hoàn thiện; (3) Hành lang giao thông chưa trở thành hành lang kinh tế; (4) Nguồn vốn và nguồn nhân lực thiếu trầm trọng; (5) Lĩnh vực tư nhân tham gia còn hạn chế…Luận án đưa ra một số kiến nghị chính sách, cụ thể gồm: (1) Chế định chiến lược, chính sách quốc gia về hợp tác GMS, tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức và doanh nghiệp liên quan; (2) Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên các hành lang kinh tế; (3) Tăng cường đầu tư cải thiện môi trường mềm; (4) Tăng cường huy động và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực; (5) Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân thâm nhập thị trường GMS.

Về bố cục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương: Chương I: Cơ sở lý luận hợp tác Tiểu vùng; Chương II: Bối cảnh và tiến trình Việt Nam tham gia hợp tác GMS; Chương III: Các lĩnh vực hợp tác GMS Việt Nam tham gia và sự tiến triển; Chương IV: Thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong hợp tác GMS; Chương V: Triển vọng Việt Nam tham gia hợp tác GMS.


Luận án được Hội đồng đánh giá cao về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, tư duy rõ ràng, mạch lạc, cách trình bày khoa học, có hệ thống. Hội đồng chấm luận án trường Đại học Vân Nam-Trung Quốc đã nhất trí đề nghị Bộ Giáo dục Trung Quốc cấp bằng học vị Tiến sĩ Quan hệ quốc tế cho nghiên cứu sinh Phạm Hồng Yến.

Tuệ Lâm




Các tin khác

Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012 (12/06/2012)
Tăng cường trao đổi, hợp tác khoa học xã hội Việt Nam - Trung Quốc (09/05/2012)
Đại sứ Khổng Huyễn Hựu thăm Viện Nghiên cứu Trung Quốc (13/03/2012)
Chính phủ Trung Quốc họp phiên tháng 1 năm 2012 (16/02/2012)
Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2011 (16/02/2012)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Trung Quốc (15/02/2012)
Kiện toàn Hội đồng Khoa học và Hội đồng Biên tập Tạp chí (07/02/2012)
Hội nghị cộng tác viên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc năm 2011 (07/02/2012)
10 sự kiện tiêu biểu của Trung Quốc năm 2011 (07/02/2012)
Về đại biểu đi dự Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc (07/02/2012)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn