TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9286849
 
HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
Hội thảo khoa học "Cơ chế hợp tác phát triển giữa các tỉnh Tây Bắc -Việt Nam với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc" (05/07/2010)


Ngày 4-6-2010, tại thành phố Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai và Viện KHXH Việt Nam đã phối hợp với Học viện Hồng Hà (Vân Nam- Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ chế hợp tác phát triển giữa các tỉnh Tây Bắc -Việt Nam với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc”. Tham dự Hội thảo có trên 50 đại biểu đến từ Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, về phía Việt Nam, có sự tham dự của gần 40 đại biểu là các nhà nghiên cứu thuộc một số viện nghiên cứu của Viện KHXH Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai, các sở ban ngành của 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam và gần 20 đại biểu là các nhà nghiên cứu đến từ Học viện Hồng Hà, Viện KHXH Vân Nam, Trung Quốc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa vùng Tây Bắc Việt Nam với Vân Nam Trung Quốc như là sự đột phá tư duy hợp tác giữa hai nước nói chung trong thời gian tới, đồng thời đưa ra những ý kiến có tính gợi mở đối với nội dung của Hội thảo.

Cũng trong Phiên khai mạc, Đ/c Phạm Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Đ/c Hoàng Văn Nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên và Đ/c Trần Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lai Châu đã lần lượt trình bày các bài phát biểu về tình hình hợp tác phát triển giữa các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các địa phương trên với tỉnh Vân Nam.

Thông qua 3 phiên chuyên đề, các nhà khoa học hai nước đã sôi nổi thảo luận những nội dung chính trong hợp tác giữa vùng Tây Bắc Việt Nam với Vân Nam Trung Quốc và đề ra những giải phát để nâng cao hiệu quả trong cơ chế hợp tác phát triển này. Phiên thứ nhất là các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, Hội thảo đã nghe bốn bài tham luận của các học giả đến từ Trung Quốc. Đó là bài tham luận của GS. Chu Chấn Minh, Viện KHXH Vân Nam Trung Quốc với tiêu đề Sự phát triển của Vân Nam và hợp tác kinh tế thương mại và văn hóa giữa Vân Nam (Trung Quốc) Việt Nam, khái quát những thành tựu đạt được trong hợp tác giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam trong những năm gần đây. Học giả Trình Mẫn (Học viện Hồng Hà) với tham luận “Diễn biến phát triển biên mậu giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với bốn tỉnh Tây Bắc Việt Nam và những gợi mở đã tổng kết 5 giai đoạn phát triển của thương mại giữa Vân Nam với 4 tỉnh tây Bắc của Việt Nam. Trong khi đó,  GS. Trần Cương, giảng viên Điền Hữu Xuân (Viện Thương mại, Học viện Hồng Hà) lại bàn về vấn đềĐẩy nhanh xây dựng thông tin Website Chính phủ, thúc đẩy giao lưu hợp tác dân gian khu vực biên giới và nhà nghiên cứu La Lâm (Viện Thương mại, Học viện Hồng Hà) đề cập đến Hệ thống chính sách mậu dịch biên giới (biên mậu) Trung Quốc: Diễn Biến và những thách thức phải đối mặt. Các bài tham luận trên đã phác thảo một cách khái quát và khá toàn diện về những nội dung chủ yếu và quan trọng trong hợp tác giữa Vân Nam Trung Quốc với các tỉnh biên giới Việt Nam.

Phiên thứ hai là các vấn đề về phát triển khu vực dân tộc đã có 5 bản tham luận của các nhà khoa học đến từ hai nước được trình bày. PGS.TS. Vương Xuân Tình (Viện Dân tộc học) đã trình bày những nội dung chính trong “Quan hệ dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung thông qua nghiên cứu về người Hà Nhì ở một làng thuộc tỉnh Lào Cai Việt Nam và một làng thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. TS. Trần Hữu Sơn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai) với tham luận Nghiên cứu người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc nêu lên những nét khái quát về tình hình nghiên cứu người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc và rút ra những nét tương đồng và khác biệt trong nghiên cứu về dân tộc này ở hai nước. Cũng đề cập đến vấn đề nghiên cứu về người Hà Nhì, học giả Đỗ Bằng (Trung Quốc) lại đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể là Hôn nhân của dân tộc Hà Nhì ở Trung Quốc.

Phiên thứ ba là phần thảo luận, dưới sự điều khiển của PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm và GS. Chu Chấn Minh đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các đại biểu như ông Vưu Danh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bitis khu vực miền Bắc, TS. Ngô Văn Huân (Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam), Ông Trịnh Ngọc Thái, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp, TS. Ngô Tất Tố, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nga… Các ý kiến thảo luận của các đại biểu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung đã được trình bày trong phiên thứ nhất và thứ hai.

Hội thảo đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa vùng Tây Bắc của Việt Nam với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trong đó quan trọng là cơ chế hợp tác giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và các doanh nghiệp. Theo đó, hợp tác giữa các doanh nghiệp là chủ thể, hợp tác giữa các nhà khoa học mang tính tư vấn khách quan và hợp tác giữa các nhà lãnh đạo hai bên đóng vai trò thúc đẩy trên cơ sở hướng đến mục tiêu chung là cùng nhau phát triển bền vững.

 PV









Các tin khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (14/06/2010)
Việt Nam - Trung Quốc: Tăng cường hữu nghị, mở rộng hợp tác, cùng nhau phát triển (31/05/2010)
Cộng hòa nhân dân trung hoa - 60 năm xây dựng và phát triển (20/01/2010)
Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông á. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (19/01/2010)
Hội thảo khoa học Trung Quốc năm 2008 và triển vọng năm 2009 (11/05/2009)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn