GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc phát biểu khai mạc Hội thảo
|
Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ
tịch Viện Hàn lâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cùng đại diện
lãnh đạo các viện chuyên ngành, chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm, đại diện
lãnh đạo Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao), Vụ Đông Bắc Á - Trung Quốc (Ban
đối ngoại Trung ương), chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Về phía Trung Quốc có GS. Mai Tân Lâm, Bí thư Đảng ủy, Đại học
Công nghiệp Chiết Giang; Bà Hoàng Đông Mai, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các chuyên gia đến từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc,
Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Đại học
Công nghiệp Chiết Giang…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn nhiệt liệt chào
mừng sự góp mặt của các đại biểu, nhà khoa học Trung Quốc - Việt Nam và
điểm lại những thành tựu phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt – Trung
sau 25 năm bình thường hóa quan hệ trên tất cả các lĩnh vực (chính trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh). Đồng thời,
Giáo sư Chủ tịch khẳng định tầm quan trọng của hợp tác truyền thống hữu
nghị Việt – Trung và sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo cấp cao hai nước
đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng. Điều này
được thể hiện trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế và các quan
hệ khác (giao lưu nhân dân hai nước; hợp tác trong lĩnh vực khoa học –
công nghệ, bộ, ngành, địa phương của Việt Nam và Trung Quốc) được thúc
đẩy và triển khai trên thực tế có hiệu quả. Ngoài ra, Giáo sư Chủ tịch
Viện chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước về chính
trị, ngoại giao và kinh tế. Theo đó, hai bên cần thảo luận và nghiên cứu
sâu nhằm khắc phục những hạn chế; đặt ra yêu cầu thay đổi trong quan hệ
hợp tác kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững của cả hai phía; nhấn
mạnh đến việc xây dựng lòng tin và tạo môi trường thực sự tin cậy giữa
hai bên; doanh nghiệp hai nước Việt – Trung cần nhìn nhận, đánh giá quan
hệ hai nước trong tình hình mới nhằm đáp ứng yêu cầu và lợi ích của hai
phía. Qua đó góp phần nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong bối
cảnh quốc tế, khu vực và cả hai quốc gia đang có nhiều biến đổi và phức
tạp như hiện nay.
|
|
GS. Mai Tân Lâm, Bí thư Đảng ủy, Đại học Công nghiệp Chiết Giang phát biểu chào mừng Hội thảo
|
Giáo sư Chủ tịch mong muốn, các đại biểu và nhà khoa học cùng nhau thảo
luân, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Việt – Trung
25 năm qua và đưa ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ hai nước hướng tới
phù hợp với mục tiêu, lợi ích của cả hai phía cũng như trong bối cảnh
quốc tế, khu vực thay đổi nhanh chóng trên tinh thần đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc phát triển ở một tầm thế mới.
Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Giáo sư Mai Tân Lâm giới thiệu ngắn
gọn về đặc điểm cơ bản của Đại học Công nghiệp Chiết Giang và trình bày
khái quát chặng đường 4 năm tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt - Trung;
nhấn mạnh, Diễn đàn lần thứ 5 diễn ra trong bối cảnh kỉ niệm 25 năm bình
thường hóa Việt Nam – Trung Quốc trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở hai nước, tiến hành giao lưu, thảo luận sâu hơn các
vấn đề như môi trường đầu tư vào Việt Nam trong xu thế mới, những kinh
nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp tại Việt Nam, phát triển quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc. Qua đó đưa ra những khuyến nghị trong việc ra quyết
sách, thúc đẩy phát triển kinh tế, quan hệ hai nước Việt – Trung.
Đồng thời, Giáo sư mong muốn, thông qua Hội thảo lần này, hai bên sẽ
tìm được tiếng nói chung, có cơ hội tìm hiểu, hợp tác sâu hơn nữa. Đại
học Công nghiệp Chiết Giang sẽ phát huy tốt hơn nữa ưu thế ngành học,
nghiên cứu khoa học và nguồn lực con người, tiếp tục nỗ lực xây dựng
kênh hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển cho hai nước Việt Nam và Trung
Quốc.
Hội thảo nhận được 06 tham luận chia làm 02 phiên thảo luận, tập trung vào hai vấn đề chính như sau:
Phiên 1: Những vấn đề chung về chính trị, ngoại giao (TS. Nguyễn Xuân Cường – Việt Nam và GS.Lý Kiếm Lượng – Trung Quốc Chủ trì). Các
chuyên gia (GS.TS.Đỗ Tiến Sâm và PGS.Nguyễn Huy Quý, Viện Nghiên cứu
Trung Quốc; TS. Chu Sĩ Tân, Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, Trung Quốc)
trình bày 03 tham luận, tập trung nhìn lại quan hệ Việt – Trung 25 năm
từ sau bình thường hóa; quan hệ Trung – Việt: điều chỉnh và triển vọng;
bàn về việc hợp tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn giữa
học giả hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới. Thông qua sự
hợp tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách mà sự
nghiệp Đổi mới và Cải cách ở hai nước đang gặp phải, từ đó chia sẻ thông
tin và tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau sẽ góp phần làm phong phú nội hàm
của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đồng thời góp
phần tăng cường sự tin cậy về chính trị và chiến lược giữa hai nước.
TS. Nguyễn Xuân Cường và GS. Lý Kiếm Lượng chủ trì phiên 1
|
|
GS.TS. Đỗ Tiến Sâm và PGS. Trần Hồng Thăng chủ trì phiên 2
|
Phiên 2: Những vấn đề về kinh tế và an ninh phi truyền thống(GS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Việt Nam và PGS.Trần Hồng Thăng - Trung Quốc Chủ trì). Các
đại biểu được nghe 03 tham luận của các chuyên gia (GS.TS.Hoàng Hưng
Cầu, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Chiết Giang;
TS.Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Nghiên cứu Trung Quốc; PGS. Trần Hồng
Thăng, PGS.TS. Lý Bích Hoa, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học xã
hội Quảng Tây, Trung Quốc) tập trung nhìn nhận và xử lý vấn đề thâm hụt
thương mại Trung – Việt; trình bày một số vấn đề an ninh phi truyền
thống qua biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc; 25 năm
quan hệ Quảng Tây, Trung Quốc với Việt Nam: nhìn lại và triển vọng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
|
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận thẳng thắn, hữu
nghị hợp tác mang tính xây dựng của các đại biểu tham dự. Theo đó đề
xuất kiến nghị trong quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định
trong thời gian tới trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế,
văn hóa, giáo dục, an ninh phi truyền thống, quan hệ địa phương hai nước
(Quảng Tây, Chiết Giang) đối với Việt Nam.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến thảo luận, phát biểu tổng kết Hội thảo,
GS.TS. Đỗ Tiến Sâm khẳng định, với tinh thần xây dựng, tiềm năng hợp tác
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng lớn mạnh trong thời gian tới, không
chỉ những vấn đề lý luận mà còn những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong
quan hệ hai nước, quan hệ thương mại kinh tế, trong giải quyết vấn đề
lịch sử để lại, hướng tới xây dựng quan hệ hợp tác Việt - Trung ngày
càng phát triển hiệu quả.
Có thể nói, 25 năm qua là nền tảng bước sang giai đoạn mới, xây dựng
quan hệ kiểu mới. Do vậy, trong quá trình hội nhập khu vực và xây dựng
một cộng đồng khu vực cần tăng cường sự hợp tác phối hợp lẫn nhau, với
chiến lược ngày càng bao dung và cởi mở để củng cố và phát triển mối
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, láng giềng hữu nghị. Qua
đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt - Trung cũng như với các quốc gia
khác phát triển bền vững trong các giai đoạn sắp tới.
Nguyễn Thu Trang
vass.gov.vn