TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9289190
 
HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (07/09/2008)

Thông tin Hội thảo lần thứ nhất đề tài “Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, mã số KX.03.12/06-10

Ngày 23/8/2008, tại Hội trường D3, Tòa nhà Viện KHXH Việt Nam, Cơ quan Chủ trì Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp với Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức thành công Hội thảo lần thứ nhất đề tài “Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, mã số KX.03.12/06-10 thuộc Ch­ương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mã số KX.03/06-10.


Đến dự Hội thảo có sự tham dự của GS.TS. Dương Phú Hiệp, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, mã sốKX/03/10; đại diện Văn phòng Các Chương trình KH-CN; GS Kurihara Hirohide - nhà nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của Đại học Tokyo và đặc biệt là của hơn 40 nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và con người Đông Á đến từ các Viện nghiên cứu thuộc Viện KHXH Việt Nam, Các trường Đại học, các Học viện, các NXB lớn tại Hà Nội.

Hội thảo lần này với  27 bài tham luận tập trung thảo luận 2 trong số 5 nội dung chính của đề tài.

Nội dung chính thứ nhất là, tìm hiểu các nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển văn hoá và con người Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế. Mục tiêu của nội dung này là làm rõ các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự phát triển văn hoá và con người Đông Á (chủ yếu là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong quá trình hội nhập quốc tế. Các nhân tố cơ bản được tập hợp thành hai nhóm:

- Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: nhân tố địa lý tự nhiên, môi trường sống, chính trị, kinh tế, xã hội; ngoài ra còn có một số giá trị văn hoá truyền thống cùng với tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của văn hoá và con người ở khu vực Đông Á. Ở nội dung này cã các bài tham luận của PGS.TS. Trần Lê Bảo, PGS. Phan Văn Các và nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long. Trong bài viết của mình, các tác giả tập trung lý giải nhiều hơn đến các nhân tố về địa lý, môi trường sống và Nho học đối với sự phát triển văn hoá, con người ở Đông Á. Các nhân tố khác như chính trị, kinh tế, xã hội còn chưa được đề cập nhiều.

- Nhóm các nhân tố bên ngoài, bao gồm các nhân tố như: toàn cầu hoá kinh tế, khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, an ninh phi truyền thống và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với sự phát triển của văn hoá và con người ở khu vực Đông Á.  Ở nội dung này, bài tham luận của PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nhà văn hoá Hữu Ngọc và Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Toàn đã tập trung làm rõ 2 nhân tố chính là an ninh phi truyền thống và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với sự phát triển của văn hoá con người Đông Á. Những nhân tố khác cũng chưa được đề cập đến trong Hội thảo lần này.

Nội dung chính thứ hai được tập trung thảo luận trong hội thảo là “Sự phát triển văn hoá và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình hội nhập quốc tế”. Về nội dung này, các  bài tham luận của các tác giả PGS. Nguyễn Huy Quý, PGS. Nguyễn Văn Hồng, PGS. TSKH Trần Khánh, PGS.TS. Nguyễn Văn Kim. TS. Lê Văn Toan, TS. Đỗ Sơn Hải, TS. Nguyễn Thu Phương, ThS. Chử Bích Thu, ThS. Nguyễn Kiều Minh, ThS. Đặng Thúy Hà, ThS. Lý Xuân Chung và một số học giả khác, đã từ những hướng tiếp cận khác nhau, bước đầu phác hoạ nên bức tranh tổng quan về sự phát triển văn hoá và con người ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Indonexia.

Trên cơ sở 10 bản tham luận tiêu biểu, phần trao đổi khoa học diễn ra sôi nổi với 10 ý kiến bổ sung và tranh luận về những vấn đề xoay quanh hai nội dung chính của hai phiên Hội thảo. Qua các bản tham luận và ý kiến trao đổi, PGS.TS Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Chñ nhiÖm ®Ò tµi, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo đã đưa ra một số kết luận chính về cuộc Hội thảo này. Theo PGS.TS Đỗ Tiến Sâm, đây là cuộc Hội thảo quy tụ được số lượng nhiÒu bài viết, chất lượng chuyên môn tương đối cao của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Nội dung hội thảo đã bước đầu cho thấy, những nhân tố cơ bản tác động tới sự phát triển của văn hóa và con người Đông Á. Các công trình cũng lần lượt phác họa được bức tranh tổng quan về đặc điểm phát triển của ba nhóm nước Đông Á, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản – Hàn Quốc, Singapore, Indonexia, Malaysia… Tuy nhiên, các bài tham luận mới chỉ tập trung được vào một số nhân tố chính mà vẫn chưa nêu được những nhân tố như kinh tế thị trường, chính trị, kinh tế tri thức vốn được xem là rất quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các bài trình bày thể hiện tốt những vấn đề lịch sử, song việc phân tích tác động của các nhân tố tới sự phát triển văn hóa và con người Đông Á chưa sâu và chưa đủ thuyết phục. Thực trạng phát triển văn hóa ở nhóm nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được trình bày tương đối rõ nét, nhưng các đặc điểm văn hóa của các nước thuộc nhóm Đông Nam Á hầu như mới chỉ được nêu lên một cách khá mờ nhạt.

Như vậy, đối chiếu với mục tiêu đề ra, nội dung các bản tham luận, các ý kiến trao đổi có thể khẳng định, đây là một Hội thảo thành công và đưa ra nhiều gợi mở thú vị cho các bước triển khai tiếp theo của đề tài “Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, mã số  KX.03.12/06-10./.

                                                  
                                                                            (Thu Phương tổng hợp)




Các tin khác

Tọa đàm “Triển vọng cải cách chính trị ở Trung Quốc (16/10/2010)
Hội thảo khoa học "Cơ chế hợp tác phát triển giữa các tỉnh Tây Bắc -Việt Nam với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc" (05/07/2010)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (14/06/2010)
Việt Nam - Trung Quốc: Tăng cường hữu nghị, mở rộng hợp tác, cùng nhau phát triển (31/05/2010)
Cộng hòa nhân dân trung hoa - 60 năm xây dựng và phát triển (20/01/2010)
Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông á. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (19/01/2010)
Hội thảo khoa học Trung Quốc năm 2008 và triển vọng năm 2009 (11/05/2009)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn